LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI ĐÀ NẴNG TƯ VẤN: TÁCH THỬA ĐẤT Ở KHÔNG ĐỦ DIỆN TÍCH TỐI THIỂU TÁCH THỬA
Xin kính chào luật sư, em muốn nhờ luật sư tư vấn cho em vấn đề sau: Gia đình em có mua một thửa đất gồm 65 m2 đất ở và 80 m2 đất nông nghiệp từ một hộ gia đình khác có thửa đất có diện tích 389 m2. Đi tách thửa, em không hiểu vì sao Phòng tài nguyên môi trường bảo không tách thửa được. Gia đình em hiện rất bối rối, lo lắng. Em mong luật sư tư vấn giúp.
Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư chuyên đất đai tư vấn:
Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2013;
- Quyết định số …..QĐ-UBND ban hành quy định diện tích tách thửa đất đối với đất ở, hạn mức đất ở khi nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh…..
1. Có được tách đất ở không đủ diện tích tối thiểu tách thửa không
Khoản 2 điều 143 Luật đất đai 2013 quy định:
“2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.”
Em cần phải tham khảo và căn cứ thêm Quyết định của UBND cấp tỉnh nơi có thửa đất muốn tách thửa để xem xét hạn mức tách thửa đất ở cho phép là bao nhiêu, từ đó mới biết được yêu cầu tách thửa của gia đình mình có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không.
Theo thông tin em cung cấp thì đất ở của gia đình em chỉ có 65 m2, có thể nhỏ hơn diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở cho phép do UBND cấp tỉnh quy định nên không thể tách thửa.
2. Giải pháp:
Hướng dẫn tách đất ở không đủ diện tích tối thiểu tách thửa
Để tách đất ở không đủ diện tích tối thiểu tách thửa do UBND cấp tỉnh quy định có hai cách thực hiện như sau:
Cách 1: Em có thể xin chuyển mục đích sử dụng đất phần đất vườn ao gắn liền với nhà ở sang đất ở nếu phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất bằng 50% mức chênh lệch giữa giá đất ở và giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích. Sau đó em có thể làm thủ tục xin tách thửa đối với 145 m2 đất ở này để đảm bảo diện tích tối thiểu tách thửa.
Cách 2: Em có thể thực hiện việc tách thửa căn cứ khoản 5 điều 3 Quyết định 31/2014/QĐ-UBND như sau:
“5. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa.”
Phần đất ở của gia đình em nếu liền kề với thửa đất ở của nhà kế bên, em có thể thực hiện việc giao dịch mua bán thêm diện tích đất ở để có thể thực hiện việc tách thửa đồng thời với hợp thửa miễn sao đảm bảo điều kiện diện tích tách thửa tối thiểu đất ở.
Việc lựa chọn cách nào còn phải phụ thuộc vào đặc điểm, kích thước thửa đất nhà em và những quy định cụ thể của địa phương để dễ thực hiện.
Luật sư đất đai Đà Nẵng tư vấn
Xem những bài viết liên quan:
Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất mới nhất 2023
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, việc tặng cho bất động sản phải được lập thành hợp đồng công chứng, chứng thực. 1. Hợp đồng tặng cho nhà, đất có bắt buộc công chứng không? Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đa...
Điều lệ của pháp nhân và trách nhiệm của pháp nhân
Pháp luật quy định điều lệ của pháp nhân cần có những nội dung gì? Luật sư tư vấn: Theo quy định tại Điều 77 của BLDS năm 2015 thì Điều lệ của pháp nhân cần có những nội dung sau: - Tên gọi của pháp nhân;...
Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại
Hỏi: Ông A là chủ doanh nghiệp tư nhân cho rằng sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân của ông có đủ tư cách pháp nhân để kinh doanh. Quan điểm về pháp nhân như vậy có đúng theo quy định pháp...
Thừa kế thế vị là gì?
Thừa kế thế vị được hiểu như thế nào? Theo Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 thì trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưở...