LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC


Việc làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức rất tinh vi và khó phát hiện. Các giấy tờ thường được làm giả như: chứng chỉ, văn bằng, giấy khám sức khỏe, giấy tờ xe, …

Theo đó, hành vi làm giả tài liệu, con dấu và hành vi sử dụng tài liệu, con dấu giả được hiểu như sau:

- Làm giả tài liệu, con dấu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: Là hành vi của người không có thẩm quyền cấp giấy tờ nào đó nhưng lại tạo ra các giấy tờ này bằng những phương pháp, mánh khóe nhất định để coi nó như thật và việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần.

Hành vi vi phạm này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được con dấu, tài liệu, các giấy tờ giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức nào đó (cơ quan đó có thể không có thật hoặc đã bị giải thế) mà không cần biết những con dấu, tài liệu giả này sẽ được sử dụng vào mục đích gì.

- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: Là hành vi dùng các con dấu, tài liệu làm giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền làm con dấu, tài liệu đó để lừa dối cơ quan, tổ chức khác hoặc công dân.

Với trường hợp này, người vi phạm không có hành vi làm giả con dấu, tài liệu nhưng có hành vi sử dụng chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khi thực hiện giao dịch hoặc thủ tục nào đó.

Hành vi làm giả con dấu, tài liệu bị phạt bao nhiêu tiền?

Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi làm giả con dấu, tài liệu sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu, phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;

- Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;

- Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;

- Tiêu hủy trái phép con dấu.

Như vậy, hành vi làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi và trục xuất người nước ngoài vi phạm. Và còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Đón đọc ở bài sau).

Liên hệ hotline luật sư 0914.500518 để được hỗ trợ

Luật sư hình sự Đà Nẵng



Xem những bài viết liên quan:

Khởi tố theo yêu cầu của bị hại

Bộ luật tố tụng hình sự quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại, tức là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, còn không thì việc khởi tố này là tr&aa...


Tội làm giả con dấu, tài liệu bị xử lý TNHS thế nào?

Tội làm giả con dấu, tài liệu và Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả đều được quy định tại cùng một điều luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ kh&aacut...


LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Việc làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức rất tinh vi và khó phát hiện. Các giấy tờ thường được làm giả như: chứng chỉ, văn bằng, giấy khám sức khỏe, giấy tờ xe, … Theo đó, hành vi làm giả t&a...


TỘI MUA BÁN HÓA ĐƠN TRÁI PHÉP

1. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì? Điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ quy định về việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cụ thể như sau: "Điều 23. S...


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb