KHÁNG CÁO CÓ LÀM XẤU THÊM TÌNH TRẠNG CỦA BỊ CÁO?
Vừa qua, cháu tôi bị TAND huyện xử phạt hai năm tù về tội cố ý gây thương tích. Tại phiên tòa, vị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị với Hội đồng xử án xử phạt cháu tôi từ 2 - 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Trong phần tranh luận trước Tòa, vị luật sư bào chữa cho cháu tôi cũng đã nêu lên hoàn cảnh, nguyên nhân phạm tội của cháu (cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ) và nêu các tình tiết giảm nhẹ cũng như đề nghị Tòa án xử phạt án treo. Cuối cùng, Tòa án vẫn xét xử 2 năm tù giam (cháu tôi lúc phạm tội chỉ mới 16 năm 2 tháng tuổi, lúc xét xử vừa đúng 16 tuổi rưỡi). Với tư cách là người giám hộ, tôi muốn chống án lên Tòa án cấp trên xét xử lại nhẹ hơn. Tôi nghe nói, chống án thì Tòa án cấp trên có thể sẽ xử nặng hơn (Vì ở nơi tôi cư trú cũng đã có trường hợp chống án bị xử nặng hơn), xin chỉ dẫn giùm tôi. |
Trả lời |
Theo các Điều 231 - 232 - 234 Bộ luật Tố tụng hình sự: - Sau khi xét xử lần đầu (gọi là xét xử sơ thẩm) thì bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo có quyền kháng cáo (chống án) bản án sơ thẩm trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. - Tòa án cấp trên sẽ xem xét lại bản án sơ thẩm có kháng cáo (nếu như Viện Kiểm sát không kháng nghị bản án sơ thẩm theo hướng nặng hơn; người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại không kháng cáo đề nghị tăng nặng hình phạt đối với bị cáo...) thì Tòa án cấp phúc thẩm xét xử y án sơ thẩm hoặc giảm nhẹ hình phạt, nghĩa là không xấu hơn tình trạng của bị cáo. - Trường hợp cụ thể của cháu bà thì tại phiên tòa sơ thẩm, vị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng xét xử tuyên phạt tù giam; trong những trường hợp cụ thể này thì thông thường Viện Kiểm sát sẽ không kháng nghị theo hướng tăng nặng. Bà có thể làm đơn kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét để quyết định hình phạt nhẹ hơn cho cháu bà. |
Xem những bài viết liên quan:
Khởi tố theo yêu cầu của bị hại
Bộ luật tố tụng hình sự quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại, tức là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, còn không thì việc khởi tố này là tr&aa...
Tội làm giả con dấu, tài liệu bị xử lý TNHS thế nào?
Tội làm giả con dấu, tài liệu và Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả đều được quy định tại cùng một điều luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ kh&aacut...
LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Việc làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức rất tinh vi và khó phát hiện. Các giấy tờ thường được làm giả như: chứng chỉ, văn bằng, giấy khám sức khỏe, giấy tờ xe, … Theo đó, hành vi làm giả t&a...
TỘI MUA BÁN HÓA ĐƠN TRÁI PHÉP
1. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì? Điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ quy định về việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cụ thể như sau: "Điều 23. S...