Một số lỗi thường gặp trong đàm phán, soạn thảo, khởi kiện tranh chấp hợp đồng
1, Lỗi về hình thức hợp đồng
Về nguyên tắc, các bên có quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng. Hình thức hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, trừ một số trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng hình thức nhất định nhằm đảm bảo trật tự công, ví dụ như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và phải công chứng.
Các chủ thể ký hợp đồng cần biết rằng, pháp luật cũng ghi nhận hình thức của hợp đồng có thể được thể hiện thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu và hình thức này được coi là hợp đồng bằng văn bản. Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bất động sản là nhà chung cư, mua bán các phương tiện như ôtô, tàu thủy… đều phải được lập thành văn bản và phải có công chứng (trường hợp mua bán các phương tiện như ôtô, tàu thủy mà bên bán không xuất hóa đơn đỏ). Nhiều trường hợp mua bán quyền sử dụng đất, tài sản quy định phải có công chứng… nhưng không có công chứng thì khi giao dịch khác được thiết lập song song với giao dịch này thì giao dịch có công chứng theo quy định của pháp luật được bảo vệ.
2, Lỗi về ký kết hợp đồng và việc uỷ quyền ký kết hợp đồng
Bộ luật Dân sự xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trên cơ sở công nhận hiệu lực của cam kết, thoả thuận của các bên, không phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng. Do đó, về mặt nguyên tắc, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết của bên được đề nghị. Hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận đề nghị vẫn im lặng, nếu các bên có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Trên cơ sở hình thức của hợp đồng, pháp luật cũng quy định cụ thể đối với từng trường hợp, ví dụ, đối với hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung của hợp đồng; đối với hợp đồng được giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Về mặt nguyên tắc, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được tính từ thời điểm giao kết, tuy nhiên các chủ thể cần biết rằng vẫn có các ngoại lệ đó là khi các bên có thoả thuận khác, chẳng hạn như hợp đồng được các bên ký vào ngày 01/1/2020 nhưng các bên thoả thuận là hợp đồng được coi là ký kết vào ngày 15/1/2020 hoặc khi pháp luật có quy định khác, ví dụ theo pháp luật về đất đai thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp là thời điểm đăng ký chứ không phải là thời điểm các bên ký hợp đồng và công chứng xác nhận. Lỗi này rất hay thường gặp vì trên thực tế nhiều chủ thể không biết rõ quy định này và vì một lý do nào đó mà họ chưa hoặc không đăng ký nên rủi ro pháp lý là rất lớn.
Vấn đề uỷ quyền ký kết hợp đồng: vì hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự cho nên có thể áp dụng các quy định về việc uỷ quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện hợp đồng theo chế định người đại diện.
3, Lỗi về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự
Theo quy định hiện hành, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng là ba năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác bị xâm phạm.
Ví dụ, A và B ký hợp đồng mua bán hàng hoá vào ngày 01/01/2018, sau đó có tranh chấp xảy ra, quyền lợi của A bị vi phạm vào ngày 01/2/2018. A chỉ có thể khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết trong khoảng thời gian kể từ khi quyền lợi bị xâm phạm là từ ngày 01/2/2018 đến hết ngày 01/2/2021 (là 3 năm kể từ ngày quyền lợi của A bị vi phạm).
Thực tế nhiều doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh thường không biết về quy định này dẫn đến việc hết thời hạn khởi kiện, đến khi bị Tòa án trả lại đơn kiện mới biết thì đã muộn.
Luật sư dân sự Đà Nẵng
Xem những bài viết liên quan:
Hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa soạn thảo như thế nào?
Hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa là thỏa thuận của bên đặt gia công và bên nhận gia công về phương thức sản xuất hàng hóa mà bên nhận gia công sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên, v...
Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa
Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa nên có các điều khoản quan trọng sau: Chủ thể giao kết hợp đồng: Hợp đồng cần chi tiết thông tin để xác định chủ thể của hợp đồng, vai trò trong quy trình mua bán hàng h...
Mẫu Hợp đồng nguyên tắc Việt - Anh (Song ngữ) được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness PRINCIPAL CONTRACT “Re: ……………..” Căn cứ Bộ luật Dân sự và Luật thương mại đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khó...
Mẫu hợp đồng nguyên tắc
Hợp đồng nguyên tắc là hợp đồng thường xuất hiện trước những hợp đồng chính thức, nêu về mặt nguyên tắc các thỏa thuận sẽ được giao kết. Nó là hợp đồng được xem là cơ sở để đôi bên ký kết hợp đồng chính thức....