Hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa soạn thảo như thế nào?
Hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa là thỏa thuận của bên đặt gia công và bên nhận gia công về phương thức sản xuất hàng hóa mà bên nhận gia công sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên, vật liệu từ bên đặt gia công. Trải qua quá trình sản xuất, có thể là một hay nhiều công đoạn theo yêu cầu của bên đặt gia công để tạo ra sản phẩm và nhận một khoản tiền công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra sản phẩm đó, gọi là phí gia công.
Do đó hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa cũng cần thể hiện các nội dung theo đúng bản chất của hoạt động gia công hàng hóa, gồm:
1, Bên nhận gia công hàng hóa sẽ nhận nguyên, vật liệu từ bên đặt để tạo ra sản phẩm mới theo như đúng hợp đồng. Sau đó hai bên đã ký kết hoặc chuyển giao tiền cho bên nhận mua vật liệu theo như số lượng, chất lượng và chi phí thỏa thuận trước đó.
2, Bên nhận gia công đích thân tổ chức các hoạt động sản xuất và giao thành phẩm theo như yêu cầu của bên đặt hàng.
3, Nội dung gia công gồm sản xuất, chế biến, chế tác, sửa chữa, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công.
4, Quyền sở hữu hàng hóa, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. có nghĩa là có các quyền bán, cho, đổi chác sẽ không bị thay đổi từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công
5, Quá trình thực hiện công việc của bên nhận gia công thường không có sự can thiệp, kiểm soát của bên yêu cầu gia công vì cái họ quan tâm chỉ là số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm cuối cùng mà họ nhận được. Tuy nhiên, bên đặt gia công vẫn có quyền được cử nhân viên đại diện đến để theo dõi, giám sát việc gia công, thậm chí điều chuyên viên kỹ thuật đến để hướng dẫn cách sản xuất, chất lượng sản phẩm theo như trong hợp đồng.
6, Kết thúc quá trình, bên nhận gia công sẽ được trả cước phí thù lao. Nó có thể là tiền mặt hoặc máy móc gia công.
7, Trong trường hợp các cá nhân, tổ chức thuộc quốc gia khác:
- Bên nhận gia công sẽ được phép xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, các loại máy móc, thiết bị đi thuê, mượn cũng như các nguyên vật liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo đúng như ủy quyền của bên đối tác đặt gia công hàng hóa.
- Thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vật tự tạm nhập khẩu, bên nhận gia công sẽ không phải nộp. Ở nước ta, có quy chế riêng cho hoạt động này về các thủ tục thuế và thủ tục xuất nhập khẩu.
- Bên dịch vụ nhận gia công phải tuân thủ đúng như yêu cầu của bên đặt về chủng loại, mẫu mã, kích cỡ, kiểu dáng cũng như chất lượng mặt hàng.
- Lợi nhuận từ hoạt động gia công chính là số tiền công được tính sau khi đã trừ đi các chi phí gia công. Luật sư tư vấn hợp đồng: 0914.500518.
Xem những bài viết liên quan:
Hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa soạn thảo như thế nào?
Hợp đồng nguyên tắc gia công hàng hóa là thỏa thuận của bên đặt gia công và bên nhận gia công về phương thức sản xuất hàng hóa mà bên nhận gia công sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên, v...
Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa
Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa nên có các điều khoản quan trọng sau: Chủ thể giao kết hợp đồng: Hợp đồng cần chi tiết thông tin để xác định chủ thể của hợp đồng, vai trò trong quy trình mua bán hàng h...
Mẫu Hợp đồng nguyên tắc Việt - Anh (Song ngữ) được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness PRINCIPAL CONTRACT “Re: ……………..” Căn cứ Bộ luật Dân sự và Luật thương mại đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khó...
Mẫu hợp đồng nguyên tắc
Hợp đồng nguyên tắc là hợp đồng thường xuất hiện trước những hợp đồng chính thức, nêu về mặt nguyên tắc các thỏa thuận sẽ được giao kết. Nó là hợp đồng được xem là cơ sở để đôi bên ký kết hợp đồng chính thức....