LĨNH VỰC HẢI QUAN: Hàng tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày
Chính phủ ban hành Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập.
Theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định sau:
1- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định.
2- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép được quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
3- Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại điểm 1, 2 trên thì thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.
Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực hiện tái xuất ra khỏi Việt Nam; không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.
Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.
Nghị định quy định hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
Liên hệ hotline 0914.500518 để được tư vấn cụ thể hơn!
Luật sư Doanh nghiệp
Xem những bài viết liên quan:
LUẬT SƯ TƯ VẤN
Luật sư tư vấn là người sẽ cung cấp các thông tin về pháp luật, đưa ra những đánh giá và giải pháp cụ thể cho một vấn đề của hồ sơ, vụ việc. Dịch vụ pháp lý của Luật Sư Mệnh Vàng đảm bảo chắc chắn cho sự thà...
Một số điểm mới của Nghị định số 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Theo quy định của Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019, có 02 hình thức chào bán, phá...
Những thay đổi liên quan đến con dấu của doanh nghiệp từ năm 2021
1/ Công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới 02 hình thức bao gồm: - Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu; - Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về...
Thế chấp cổ phần để vay nợ ngân hàng được không?
Nhiều cổ đông không thể xác định được có thể thể chấp cổ phần để vay tiền hay không? Cổ đông có được thế chấp cổ phần? Để xác định cổ đông có được thế chấp cổ phần hay không cần xem xét 02 yếu tố sau:...