Daftar Slot Gacor 2023

Bandar slot 2023

bandar slot terpercaya

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot gacor

Situs Slot Pragmatic Gacor


NHỮNG LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ KINH DOANH THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014


NHỮNG LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ KINH DOANH THEO

LUẬT DOANH NGHIỆP 2014


(Các điều khoản được trích dẫn dưới đây theo Luật Doanh nghiệp 2014)
---o0o--

1- Quyền của doanh nghiệp (Điều 7)

 

1. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

4. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.

7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

9. Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật

10. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

11. Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

12. Quyền khác theo quy định của luật có liên quan.

 

2 - Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp (Điều 18)

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

 3- Tên của doanh nghiệp (Điều 38, 39, 40, 41, 42)

Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm theo quy định sau:

*   Tên doanh nghiệp: 

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. 

*   Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp 

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

 

*    Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

 

1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

 *   Tên trùng và tên gây nhầm lẫn 

1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký. 

4- Danh mục ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề trước khi đăng ký kinh doanh.

STT

Ngành nghề

Chứng chỉ

01

Kinh doanh dịch vụ pháp lý

CC hành nghề Luật sư

02

Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm

CC hành nghề Bác Sỹ, Y, Dược

03

Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân

CC hành nghề BS y học cổ truyền

04

Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y

CC hành nghề thú y

05

Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp không ủy quyền)

CC đại diện sở hữu công nghiệp

06

Dịch vụ kiểm toán

CC hành nghề kiểm toán

07

Dịch vụ kế toán

CC kế toán trưởng

08

Giám sát thi công xây dựng công trình

CC Giám sát xây dựng

09

Khảo sát xây dựng

CC Khảo sát xây dựng

10

Thiết kế xây dựng công trình

CC Thiết kế xây dựng

11

Dịch vụ môi giới bất động sản

CC Môi giới BĐS

12

Dịch vụ định giá bất động sản

CC Định giá BĐS

13

Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – chức năng môi giới

CC Môi giới

14

Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – chức năng định giá

CC Định giá

15

Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;

CC hành nghề thuốc bảo vệ thực vật

16

Dịch vụ làm thủ tục về thuế

CC hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế 

17

Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải

CC thiết kế phương tiện vận tải

18

Hoạt động xông hơi khử trùng

CC hành nghề xông hơi khử trùng

19

Tư vấn quản lý chi phí xây dựng

CC Tư vấn quản lý chi phí xây dựng

20

Đấu giá tài sản

CC hành nghề đấu giá

Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề quy định trên thì trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc quản lý doanh nghiệp và cá nhân khác làm việc tại doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của thành viên hợp danh và cá nhân khác làm việc tại doanh nghiệp đối với Công ty hợp danh; của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và cá nhân khác làm việc tại doanh nghiệp đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên; công ty Cổ phần. 

5- Danh mục ngành nghề có quy định mức vốn pháp định.

 

STT

Ngành, nghề kinh doanh

có điều kiện

Mức vốn tối thiểu

Căn cứ pháp lý

1

Kinh doanh bất động sản

20 tỷ đồng

Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP

2

Kinh doanh cảng hàng không, sân bay

Nội địa

100 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 14 Nghị định 92/2016/NĐ-CP

Quốc tế

200 tỷ đồng

3

Kinh doanh vận tải hàng không

Khai thác đến 10 tàu bay

(DN vận chuyển hàng không quốc tế)

700 tỷ đồng

Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP

 

Khai thác đến 10 tàu bay

(DN vận chuyển hàng không nội địa)

300 tỷ đồng

Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay

(DN vận chuyển hàng không quốc tế)

1.000 tỷ đồng

Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP

 

 

 

Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay

(DN vận chuyển hàng không nội địa)

600 tỷ đồng

Khai thác trên 30 tàu bay

(DN vận chuyển hàng không quốc tế)

1.300 tỷ đồng

Điểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP

Khai thác trên 30 tàu bay

(DN vận chuyển hàng không nội địa)

700 tỷ đồng

 

Kinh doanh hàng không chung

100 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP 

4

Kinh doanh dịch vụ hàng không

Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách

30 tỷ đồng

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP

 

Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa

Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu

5

Cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng

20 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 70/2016/NĐ-CP

6

Cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố Thông báo hàng hải

10 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 70/2016/NĐ-CP

 

7

Cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước,luồng hàng hải chuyên dung

20 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 12 Nghị định 70/2016/NĐ-CP

8

Cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật

05 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 20 Nghị định 70/2016/NĐ-CP

9

Kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải

02 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 22 Nghị Định 70/2016/NĐ-CP 

10

Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng

 

30 tỷ đồng

Điều 1 Nghị Định 57/2016/NĐ-CP 

11

Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ

05 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 69/2016/NĐ-CP 

12

Kinh doanh hoạt động mua bán nợ

100 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP

13

Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ

500 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP

14

Kinh doanh dịch vụ kiểm toán

06 tỷ đồng

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 84/2016/NĐ-CP 

15

Kinh doanh chứng khoán

(Áp dụng đối với công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam)

Môi giới chứng khoán

25 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2016/NĐ-CP  và Khoản 1 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP

Tự doanh chứng khoán

100 tỷ đồng

Bảo lãnh phát hành chứng khoán

165 tỷ đồng

Tư vấn đầu tư chứng khoán

10 tỷ đồng

Kinh doanh chứng khoán

(Áp dụng đối với công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam)

25 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 11 Nghị định 86/2016/NĐ-CP

  và Khoản 3 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP

Ngân hàng thanh toán

10.000 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 16 Nghị định 86/2016/NĐ-CP

16

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe

300 tỷ đồng

200 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh

350 tỷ đồng

250 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh

400 tỷ đồng

300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

Điểm c Khoản 1, Điểm c Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

17

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe

600 tỷ đồng

Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí

800 tỷ đồng

Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP 

Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí

1.000 tỷ đồng

Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

18

Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe

300 tỷ đồng

Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP 

19

Kinh doanh tái bảo hiểm

Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

400 tỷ đồng

Điểm a Khoản 5 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

700 tỷ đồng

Điểm b Khoản 5 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe

1.100 tỷ đồng

Điểm c Khoản 5 Điều 10 

Nghị định 73/2016/NĐ-CP

20

Kinh doanh môi giới bảo hiểm

Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm

04 tỷ đồng

Điểm a Khoản 6 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

 

Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm

08 tỷ đồng

Điểm b Khoản 6 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

 

6- Những ngành nghề kinh doanh cần có giấy phép kinh doanh và các điều kiện: 

*   Những ngành nghề kinh doanh cần có giấy phép kinh doanh

*   Những ngành nghề kinh doanh cần có điều kiện

Đề nghị nhà đầu tư nghiên cứu tại Luật Doanh nghiệp 2014, luật Đầu tư 2014 hoặc thông tin chi tiết trên trang website của công ty để tham khảo thêm về danh mục những ngành nghề này.


7- Những việc doanh nghiệp cần thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

           1. Khắc dấu doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự chọn nhà cung cấp dịch vụ khác dấu. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trừ một số ngành nghề được pháp luật quy định khác (Điều 15 NĐ 96/2015/NĐ-CP)

2.Đăng ký mã số thuế tại Cục Thuế TP Đà Nẵng;

 3. Trong thời hạn 30 ngày phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Điều 33).

 4.Treo bảng hiệu theo quy định tại điều Luật DN 2014.

8- Nghĩa vụ của doanh nghiệp (Điều 8)

1. Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

2. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

3. Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

4. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

7. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

8. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh.

9. Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.



Xem những bài viết liên quan:

LUẬT SƯ TƯ VẤN

Luật sư tư vấn là người sẽ cung cấp các thông tin về pháp luật, đưa ra những đánh giá và giải pháp cụ thể cho một vấn đề của hồ sơ, vụ việc. Dịch vụ pháp lý của Luật Sư Mệnh Vàng đảm bảo chắc chắn cho sự thà...


Một số điểm mới của Nghị định số 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ 

Trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Theo quy định của Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019, có 02 hình thức chào bán, phá...


Những thay đổi liên quan đến con dấu của doanh nghiệp từ năm 2021

1/ Công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới 02 hình thức bao gồm: - Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu; - Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về...


Thế chấp cổ phần để vay nợ ngân hàng được không?

Nhiều cổ đông không thể xác định được có thể thể chấp cổ phần để vay tiền hay không?   Cổ đông có được thế chấp cổ phần? Để xác định cổ đông có được thế chấp cổ phần hay không cần xem xét 02 yếu tố sau:...


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb