TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG BLHS 2015
So sánh quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 với quy định tại Điều 260 BLHS năm 2015, có thể thấy nhiều điểm khác biệt. Một là, thay đổi tên điều luật từ “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” Điều 202 BLHS năm 1999 thành “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” Điều 260 BLHS năm 2015. Việc thay đổi tên điều luật dẫn đến có sự thay đổi về chủ thể thực hiện tội phạm từ người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sang người tham gia giao thông đường bộ.
Theo quy định tại các khoản 22, 23 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008: “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn ắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.”; “Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ”.
Như vậy, Luật mới đã có sự thay đổi rõ rệt khi quy định rộng hơn về chủ thể của hành vi gồm tất cả những người tham gia giao thông kể cả những người khi tham gia giao thông là người đi bộ.
Hai là, cụ thể hóa dấu hiệu hậu quả của hành vi phạm tội tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của điều luật và bổ sung vào khoản 2 điều luật, cụ thể là “định lượng” cụ thể của hậu quả làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người hoặc nhiều người với tỷ lệ % tổn thương cơ thể cụ thể; gây thiệt hại về tài sản có giá trị cụ thể tại từng khoản.
Nhà làm luật đã kế thừa chọn lọc những nội dung quy định có liên quan của Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013 của Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - VKSNDTC - TANDTC, hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông (viết tắt Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT) để quy định chi tiết các khoản của điều luật này.
Ba là, thay đổi khung hình phạt tiền là hình phạt chính tại khoản 1 là “từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng” thành “từ 30 triệu đến 100 triệu đồng” và thay đổi mức phạt tù tối thiểu tại khoản 1 là từ “01 năm” lên “05 năm” so với Điều 202 BLHS 1999. Đồng thời, quy định phạt tiền (từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng) là hình phạt chính đối với hành vi “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại các điểm a, b, c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời” tại khoản 4.
Bên cạnh những điểm mới có tính cụ thể hơn, chi tiết hơn, dễ dàng áp dụng trong thực tiễn hơn, theo các chuyên gia, vẫn còn vấn đề cần làm rõ khi áp dụng Điều 260 ; khoản 3 Điều 29 BLHS 2015.
Thứ nhất, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành định khung của tội phạm này trong trường hợp cụ thể, nhưng thực tiễn cho thấy có bất cập về quy định, áp dụng pháp luật với trường hợp một người thực hiện hành vi phạm tội này gây ra lớn hơn so hậu quả do hành vi của người khác cũng phạm tội này gây ra, nhưng trách nhiệm hình sự của người đã gây ra hậu quả lớn hơn đó lại nhẹ hơn trách hình sự của người cũng vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà hậu quả họ gây ra lại nhỏ hơn.
Thứ hai, nội dung tại Điều 260 BLHS hiện hành đang thiếu quy định chuyển từ khung hình phạt này sang khung hình phạt khác trong cùng điều luật áp dụng. Tương tự như vậy, các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại các điểm a, b, c, d của khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể: “a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.” chưa được quy định là tình tiết tăng nặng định khung tại khoản 3 của điều luật này, từ đó, có thể tạo ra sự lúng túng và không đảm bảo sự công bằng của pháp luật khi áp dụng nhằm đấu tranh phòng ngừa, xử lý nghiêm minh loại tội phạm này.
Phương Nam
(Nguồn: congly.vn)
Xem những bài viết liên quan:
Khởi tố theo yêu cầu của bị hại
Bộ luật tố tụng hình sự quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại, tức là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, còn không thì việc khởi tố này là tr&aa...
Tội làm giả con dấu, tài liệu bị xử lý TNHS thế nào?
Tội làm giả con dấu, tài liệu và Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả đều được quy định tại cùng một điều luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ kh&aacut...
LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Việc làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức rất tinh vi và khó phát hiện. Các giấy tờ thường được làm giả như: chứng chỉ, văn bằng, giấy khám sức khỏe, giấy tờ xe, … Theo đó, hành vi làm giả t&a...
TỘI MUA BÁN HÓA ĐƠN TRÁI PHÉP
1. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì? Điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ quy định về việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cụ thể như sau: "Điều 23. S...