NHẬU SAY ĐẬP PHÁ ĐỒ ĐẠC BỊ XỬ LÝ RA SAO?
Rủ nhau đi nhậu. Quá chén. Cả bọn đập phá bàn ghế chén bát của nhà hàng nọ, trong đó có tôi. Thiệt hại ước tính khoảng 2 đến 4 triệu đồng. Công an phường tạm giữ tôi từ khoảng 23 giờ tối, nhà hàng đồng ý thỏa thuận bồi thường dân sự nhưng chúng tôi không chịu viết kiểm điểm và ký biên bản. Xin hỏi Luật sư trường hợp này sẽ xử lý thế nào? và thời hạn tạm giữ là bao lâu? Xin cảm ơn.
Nghiêm Minh Tuấn
(Sơn Trà, Đà Nẵng)G N TÌM KIẾM LUẬT SƯ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM AW.VN
Hotline: 1900 6361
Luật sư trả lời:
Nếu mục đích đập phá của các “bợm rượu” nhằm hủy hoại tài sản thì sẽ phải xác định giá trị thiệt hại và hậu quả để truy cứu trách nhiệm , với giá trị tài sản bị thiệt hại từ hai triệu trở lên có thể có dấu hiệu hình sự của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 03 năm; hoặc có thể bị xử lý hành chính.
Theo khoản 2a Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ – CP thì mức phạt từ 2.000.000 - 5000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây. Cụ thể:
Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
Về vấn đề tạm giữ hành chính, theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 khi tạm giữ người theo thủ tục hành chính cần đảm bảo như sau:
“Điều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
2. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.”
Nếu không gây thiệt hại và tạm giữ để xử lý hành chính thì sẽ không quá 12 giờ, trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Luật sư hình sự
Xem những bài viết liên quan:
Khởi tố theo yêu cầu của bị hại
Bộ luật tố tụng hình sự quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại, tức là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, còn không thì việc khởi tố này là tr&aa...
Tội làm giả con dấu, tài liệu bị xử lý TNHS thế nào?
Tội làm giả con dấu, tài liệu và Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả đều được quy định tại cùng một điều luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ kh&aacut...
LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Việc làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức rất tinh vi và khó phát hiện. Các giấy tờ thường được làm giả như: chứng chỉ, văn bằng, giấy khám sức khỏe, giấy tờ xe, … Theo đó, hành vi làm giả t&a...
TỘI MUA BÁN HÓA ĐƠN TRÁI PHÉP
1. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì? Điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ quy định về việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cụ thể như sau: "Điều 23. S...