Daftar Slot Gacor 2023

Bandar slot 2023

bandar slot terpercaya

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot gacor

Situs Slot Pragmatic Gacor


TỘI CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?


 Điều 120, bộ luật hình sự 1999 quy định tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em:

1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Vì động cơ đê hèn;

d) Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em;

đ) Để đưa ra nước ngoài;

e) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;

g) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;

h) Tái phạm nguy hiểm;

i) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến  năm năm. 

 

Tham khảo văn bản quy định chi tiết tội danh trên.

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG 

BỘ TƯ PHÁP

––––––––––––––––––––

Số:     /2011/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA -BQP-BTP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

      Hà Nội, ngày        tháng      năm 2011

 (Dự thảo 4)

             

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi

mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em

––––––––––––––––––––

Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp hướng dẫn như sau: 

CHƯƠNG I

VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ HÀNH VI MUA BÁN NGƯỜI
THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 119 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
 

          Điều 1. Xác định hành vi mua bán người theo quy định tại Điều 119 của Bộ luật hình sự

Mua bán người” là một trong các hành vi sau đây được thực hiện đối với người tử đủ 16 tuổi trở lên không phân biệt giới tính:

1. Dùng bạo lực hoặc các hình thức ép buộc khác, lừa gạt, lợi dụng tình trạng khó khăn của một hoặc nhiều người để chuyển giao họ cho người khác lấy tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, không phụ thuộc vào việc người bị chuyển giao có đồng tình hay không đồng tình;

2. Dùng bạo lực hoặc các hình thức ép buộc khác, lừa gạt, lợi dụng tình trạng khó khăn của nạn nhân để tiếp nhận một hoặc nhiều người do người khác chuyển giao, có trả tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người chuyển giao, không phụ thuộc vào việc người bị chuyển giao có đồng tình hay không đồng tình;

3. Mua người để cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác trái với ý muốn của người đó;

4. Mua người để bán lại cho người khác trái với ý muốn của người đó (không phân biệt bán lại cho ai và mục đích của người mua sau này như thế nào);

5. Tìm kiếm, vận chuyển, chứa chấp người để chuyển giao cho người khác lấy tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

Điều 2. Các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 119 của Bộ luật hình sự

1. "Vì mục đích mại dâm"  quy định tại điểm a khoản 2 Điều 119 của Bộ luật hình sự là trường hợp mua bán người để nhằm buộc họ bán dâm.

2. "Có tổ chức" quy định tại điểm b khoản 2 Điều 119 của Bộ luật hình sự là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm, có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. "Có tính chất chuyên nghiệp" quy định tại điểm c khoản 2 Điều 119 của Bộ luật hình sự là trường hợp người phạm tội mua bán người từ 5 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích) và người phạm tội đều lấy các lần mua bán người làm nghề sinh sống, lấy kết quả của việc mua bán người làm nguồn sống chính.

Đối với trường hợp phạm tội từ 5 lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xoá án tích thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng các tình tiết định khung hoặc tình tiết tăng nặng "phạm tội nhiều lần""đối với nhiều người", "tái phạm”  (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và "có tính chất chuyên nghiệp”.

4. “Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 119 của Bộ luật hình sự là trường hợp mua bán người nhằm lấy bộ phận cơ thể của họ. Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định (như: tim, gan, thận, nhãn cầu, tay, chân…).

5. "Để đưa ra nước ngoài" quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật hình sự là trường hợp mua bán người để đưa nạn nhân ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể cả trong trường hợp nạn nhân chưa bị đưa ra nước ngoài nhưng có căn cứ xác định người phạm tội có ý định đưa nạn nhân ra nước ngoài.

6. "Đối với nhiều người" quy định tại điểm e khoản 2 Điều 119 của Bộ luật hình sự là trường hợp mua bán từ 2 người trở lên trong cùng một lần phạm tội.

7. "Phạm tội nhiều lần" quy định tại điểm g khoản 2 Điều 119 của Bộ luật hình sự là trường hợp mua bán từ hai lần trở lên, không phân biệt các hành vi mua bán đó được thực hiện đối với một người hay đối với nhiều người và trong các lần mua bán đó người phạm tội chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể

1. Trường hợp môi giới hôn nhân với người nước ngoài trái phép

Người thực hiện việc môi giới hôn nhân với người nước ngoài trái phép phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người môi giới đã có thủ đoạn lừa gạt, dụ dỗ, ép buộc hoặc lợi dụng tình trạng khó khăn của người phụ nữ trực tiếp (hoặc tổ chức) đưa phụ nữ ra nước ngoài môi giới trái phép để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, không phụ thuộc vào việc người phụ nữ bị đưa ra nước ngoài có đồng tình hay không. Tùy từng trường hợp cụ thể, người môi giới còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép theo quy định tại Điều 275 của Bộ luật hình sự; nếu cùng với việc đưa người xuất cảnh trái phép, người đó còn có hành vi sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của các cơ quan, tổ chức, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và các hành vi này có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người môi giới còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng được quy định tại Điều 266 và Điều 267 của Bộ luật hình sự;

b) Người môi giới đã nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác để tổ chức các cuộc gặp gỡ trong nước cho người nước ngoài xem mặt và chọn vợ, đồng thời người môi giới có hành vi dụ dỗ, lừa gạt, ép buộc các nạn nhân đến để cho người nước ngoài xem mặt và sau đó, cầm giữ, đe dọa hoặc dùng thủ đoạn khác buộc họ phải chấp nhận kết hôn với một người nước ngoài mà họ không mong muốn. Người được môi giới (người nước ngoài) cũng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người nếu trước khi xem mặt đã bàn bạc và thống nhất về cách thức tiến hành với người môi giới và đã trả tiền (hoặc hứa trả tiền) để người môi giới thực hiện; 

c) Người môi giới biết việc người nước ngoài xem mặt, chọn vợ và kết hôn chỉ là phương thức, thủ đoạn để người nước ngoài đưa người phụ nữ ra nước ngoài bóc lột sức lao động, bóc lột tình dục hoặc bán cho người khác nhưng vẫn tiến hành môi giới để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác của người nước ngoài;

d) Người môi giới đã nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác và có thủ đoạn dụ dỗ, lừa gạt, ép buộc hoặc lợi dụng tình trạng khó khăn của người phụ nữ buộc họ phải kết hôn với người nước ngoài ở nước ngoài.

2. Trường hợp môi giới mua bán bộ phận cơ thể người

a) Trường hợp một người nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất của người khác để tìm kiếm, giới thiệu và chuyển giao cho người đó một hoặc nhiều người đủ 16 tuổi trở lên để lấy bộ phận cơ thể người; nếu trong quá trình tìm kiếm, đã có thủ đoạn dụ dỗ, lừa gạt, ép buộc hoặc đe doạ người cho bộ phận cơ thể người để họ phải chấp nhận việc cho bộ phận cơ thể người, thì cả người tìm kiếm và người trả tiền cho việc tìm kiếm đều phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người với tình tiết định khung tăng nặng là “Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân”.

b) Trường hợp việc lấy bộ phận cơ thể người dẫn đến hậu quả là nạn nhân bị chết thì người lấy bộ phận cơ thể người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người với tình tiết định khung là “để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 93 của Bộ luật hình sự; nếu người đã nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để tìm kiếm biết việc lấy bộ phận cơ thể người sẽ dẫn đến hậu quả là nạn nhân bị chết nhưng vẫn thực hiện việc tìm kiếm thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người với vai trò đồng phạm.

c) Trường hợp một người bệnh cần bộ phận cơ thể người để thay thế và đã bày tỏ nguyện vọng của mình cho người khác biết. Qua bạn bè hoặc qua giới thiệu người có nhu cầu cho bộ phận cơ thể người tự tìm đến và thoả thuận mua bán bộ phận cơ thể người với người cần bộ phận cơ thể người và việc mua bán hoàn thành. Trong trường hợp này, việc thoả thuận mua bán bộ phận cơ thể người là hành vi trái pháp luật nhưng không cấu thành tội phạm.

d) Trường hợp một người bị mắc bệnh hiểm nghèo, biết mình không thể sống được đã chủ động tìm đến người có nhu cầu về bộ phận cơ thể người để bày tỏ nguyện vọng muốn cho bộ phận cơ thể người và nhận một khoản tiền để giúp đỡ gia đình thì hành vi của người có nhu cầu về bộ phận cơ thể người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Trường hợp môi giới, đưa người đi lao động nước ngoài trái pháp luật

a) Trường hợp người lợi dụng hoạt động đưa lao động ra nước ngoài đã nhận tiền của phía nước ngoài và môi giới đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài để phía nước ngoài khai thác, bóc lột trái phép (ví dụ: sau khi ra nước ngoài người lao động bị buộc phải hoạt động mại dâm hoặc buộc phải làm những công việc nặng nhọc mà không được trả lương) và giữa người môi giới và phía nước ngoài đã có sự bàn bạc thống nhất thì người môi giới phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người.

b) Trường hợp người thông qua hình thức môi giới, đưa người đi lao động ở nước ngoài đã chuyển giao người lao động cho phía nước ngoài để phía nước ngoài bán người lao động cho bên thứ ba hoặc khai thác, bóc lột trái với ý muốn của họ và người môi giới đã biết trước khi môi giới người đi lao động ở nước ngoài thì người môi giới phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người.

c) Trường hợp người môi giới đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép nhưng không quan tâm đến việc khi ra nước ngoài người lao động sẽ làm gì (chỉ thực hiện việc tìm và đưa họ ra nước ngoài dưới hình thức đi ra nước ngoài để làm việc) thì không phải hành vi mua bán người mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người môi giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép (Điều 275), sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 266) hoặc làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267).

d) Trường hợp người dùng thủ đoạn môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài để lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (sau khi nhận tiền của người lao động đã chiếm đoạt và bỏ trốn, không thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) thì tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139) hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140). 

CHƯƠNG II

VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI

CÓ HÀNH VI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM
THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 120 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
 

          Điều 4. Xác định hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật hình sự

1. “Mua bán trẻ em” là một trong các hành vi sau đây được thực hiện đối với người dưới 16 tuổi, không phụ thuộc vào việc trẻ em bị mua bán có đồng tình hay không đồng tình:

a) Dùng bạo lực hoặc các hình thức ép buộc khác, lừa gạt, lợi dụng tình trạng dễ bị tổn thương về tâm sinh lý của trẻ em để chuyển giao trẻ em đó cho người khác lấy tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Dùng bạo lực hoặc các hình thức ép buộc khác, lừa gạt, lợi dụng tình trạng dễ bị tổn thương về tâm sinh lý của nạn nhân để tiếp nhận trẻ em do người khác chuyển giao, có trả tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người chuyển giao;

c) Mua trẻ em để cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

d) Mua trẻ em để bán lại cho người khác (không phân biệt bán lại cho ai và mục đích của người mua sau này như thế nào);

          đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp trẻ em để chuyển giao cho người khác lấy tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

          2. “Đánh tráo trẻ em” là hành vi thay thế trẻ em này bằng trẻ em khác ngoài ý muốn của cha mẹ của một hoặc cả hai đứa trẻ.

3. “Chiếm đoạt trẻ em” là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, bắt trộm, lừa đảo, lợi dụng tình trạng khó khăn, sự lệ thuộc của cha mẹ hoặc của người nuôi dưỡng trẻ em để chiếm đoạt trẻ em (tách trẻ em khỏi sự kiểm soát của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ em đó mà không được sự đồng ý của họ).   

4. Người thực hiện hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em mà các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện hoặc là hậu quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ là mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Người thực hiện hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em mà các hành vi đó độc lập với nhau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh độc lập tương ứng với các hành vi phạm tội.

Điều 5. Các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 120 của Bộ luật hình sự

1. “Có tổ chức” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 120 của Bộ luật hình sự là trường hợp được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư liên tịch này.

2. “Có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 120 của Bộ luật hình sự là trường hợp người phạm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em từ 5 lần trở lên, không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự (5 lần mua bán trẻ em trở lên, 5 lần đánh tráo trẻ em trở lên hoặc 5 lần chiếm đoạt trẻ em trở lên), nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích và người phạm tội đều lấy các lần mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em làm nghề sinh sống, lấy kết quả của việc mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em làm nguồn sống chính.

Đối với trường hợp phạm tội từ 5 lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xoá án tích thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng các tình tiết khung hoặc tình tiết tăng nặng “đối với nhiều trẻ em", ", "tái phạm”  (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và " có tính chất chuyên nghiệp”.

"Vì động cơ đê hèn" quy định tại điểm c khoản 2 Điều 120 của Bộ luật hình là trường hợp phạm tội với động cơ đê tiện, thấp hèn, ích kỷ, thể hiện sự bội bạc, phản trắc, hèn nhát. Người phạm tội nhằm mục đích trả thù, hoặc để khống chế nạn nhân và gia đình, người thân của nạn nhân phục vụ cho mưu đồ của mình.

4. "Đối với nhiều trẻ em" quy định tại điểm d khoản 2 Điều 120 của Bộ luật hình sự là trường hợp mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt từ 2 trẻ em trở lên (mua bán từ 2 trẻ em trở lên; đánh tráo từ 2 trẻ em trở lên; chiếm đoạt từ 2 trẻ em trở lên) trong cùng một lần phạm tội hoặc trong các lần phạm tội khác nhau.

5. “Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 120 của Bộ luật hình sự là trường hợp mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em nhằm lấy bộ phận cơ thể của trẻ em bị mua bán, chiếm đoạt hoặc đánh tráo. Bộ phận cơ thể của trẻ em là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định (như: tim, gan, thận, nhãn cầu, tay, chân…).

6. “Để đưa ra nước ngoài” quy định tại điểm e khoản 2 Điều 120 của Bộ luật hình sự là trường hợp mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em để đưa nạn nhân ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể cả trong trường hợp nạn nhân chưa bị đưa ra nước ngoài nhưng có căn cứ xác định người phạm tội có ý định đưa nạn nhân ra nước ngoài.

7. "Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo" quy định tại điểm g khoản 2 Điều 120 của Bộ luật hình sự là trường hợp mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em để sử dụng vào mục đích tàn ác, dã man như: để dùng vào việc làm thí nghiệm; buộc trẻ em phải lao động cực nhọc, đi ăn xin để lấy tiền; để quay phim, chụp ảnh, vẽ tranh ảnh khiêu dâm, đồi truỵ.

8. "Để sử dụng vào mục đích mại dâm"  quy định tại điểm h khoản 2 Điều 120 của Bộ luật hình sự là trường hợp mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em để nhằm phục vụ cho hoạt động mua bán dâm như: mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em rồi buộc các em phải bán dâm hoặc bán các em cho các ổ mại dâm.

9. “Tái phạm nguy hiểm” quy định tại điểm i khoản 2 Điều 120 của Bộ luật hình sự là trường hợp người phạm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 49 của Bộ luật hình sự.

10. "Gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại điểm k khoản 2 Điều 120 của Bộ luật hình sự là một trong các trường hợp sau đây:

a) Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dẫn đến việc nạn nhân bị chết (nạn nhân uất ức mà tự sát; nạn nhân bị ốm, bị bệnh tật hoặc không được chăm sóc chu đáo nên đã chết);

b) Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dẫn đến việc nạn nhân bị mắc các bệnh truyền nhiễm, nan y như: AIDS, giang mai v.v…;

c) Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dẫn đến hậu quả là không xác định được nạn nhân đang ở đâu tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm;

d) Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dẫn đến việc thân nhân của nạn nhân tuyệt vọng, đau buồn mà chết hoặc tự sát hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ đã được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Trong các trường hợp này, phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không.

Điều 6. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể

1. Trường hợp môi giới nuôi con nuôi trái pháp luật

a) Trường hợp thông qua hình thức môi giới nuôi con nuôi, người môi giới đã chuyển giao trẻ em cho người khác để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác và có cơ sở để xác định rằng người môi giới biết việc nhận nuôi con nuôi là nhằm bóc lột sức lao động của trẻ em, lạm dụng tình dục hoặc nhằm lấy bộ phận cơ thể của trẻ em thì người môi giới và người nhận nuôi con nuôi phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trẻ em theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật hình sự.

b) Trường hợp có căn cứ để xác định người môi giới nuôi con nuôi biết mục đích của người nhận nuôi con nuôi là sau khi được giao nhận đứa trẻ sẽ bị đem bán cho người khác để kiếm lời thì trong trường hợp này, người môi giới và người nhận nuôi con nuôi phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trẻ em theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật hình sự.

c) Trường hợp người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để môi giới nhận nuôi con nuôi trái phép (không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho, nhận nuôi con nuôi) hoặc tạo điều kiện cho việc môi giới, nhận nuôi con nuôi trái phép, nhưng không biết mục đích của người nhận nuôi con nuôi là nhằm bóc lột sức lao động của trẻ em, lạm dụng tình dục, nhằm lấy bộ phận cơ thể của trẻ em hoặc nhằm bán lại trẻ em cho người khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trẻ em. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281) hoặc tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi (Điều 283). Nếu trong việc cho, nhận nuôi con nuôi còn có hành vi sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và các hành vi này có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi đó còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng quy định tại Điều 266 và Điều 267 của Bộ luật hình sự.

d) Trường hợp một người biết người khác thực sự có nhu cầu nuôi con nuôi (do hiếm muộn hoặc có lòng yêu trẻ) đã giới thiệu người đó với người muốn cho con của chính họ đi làm con nuôi để nhận một khoản tiền (do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không có điều kiện nuôi dưỡng đứa trẻ, mong muốn đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt hơn), đồng thời người môi giới cũng được nhận một khoản tiền “thù lao” cho việc môi giới, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật hình sự. 

2. Trường hợp việc thỏa thuận mua bán được thực hiện khi đứa trẻ chưa ra đời (thai nhi) nhưng việc giao nhận đứa trẻ được thực hiện sau khi đứa trẻ được sinh ra thì hành vi này là hành vi mua bán trẻ em và người mua phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật hình sự.

3. Đối với người mẹ đã bán thai nhi trong bụng mình, nếu người mẹ do nhận thức kém bị lừa gạt, ép buộc hoặc rơi vào hoàn cảnh éo le, cùng quẫn buộc phải bán thai nhi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp người mẹ có động cơ tư lợi rõ ràng, hám tiền, hám lợi, bán con để lấy tiền ăn chơi, tiêu xài hoặc bán con nhiều lần thì phải coi là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật hình sự.

4. Trường hợp cha mẹ của đứa trẻ ly hôn và một bên không có quyền nuôi con, nếu bên không có quyền nuôi con có hành vi chiếm đoạt đứa trẻ (là con mình) không được sự đồng ý của bên được nuôi con thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt trẻ em theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật hình sự.

5. Trường hợp người bắt cóc trẻ em làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là hành vi chiếm đoạt trẻ em quy định tại Điều 120 của Bộ luật hình sự mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật hình sự.

6. Trường hợp mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em để lấy bộ phận cơ thể của trẻ em mà dẫn đến hậu quả làm cho trẻ em đó bị chết thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người với tình tiết định khung là “để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân” theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 93 của Bộ luật hình sự. 

CHƯƠNG III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc cần giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung thì đề nghị phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.

 

KT. CHÁNH ÁN

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

PHÓ CHÁNH ÁN

 

 

 

 

 

 

KT. VIỆN TRƯỞNG

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

PHÓ VIỆN TRƯỞNG

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ CÔNG AN

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ QUỐC PHÒNG

THỨ TRƯỞNG

 

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TƯ PHÁP

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Toà án nhân dân tối cao (để sao gửi cho các TAND địa phương và các đơn vị chức năng

  để thực hiện và các cơ quan có thẩm quyền để báo cáo);

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

 

(để sao gửi cho các đơn vị và cơ quan trực thuộc để thực hiện).

- Bộ Công an;   

- Bộ Quốc phòng;

- Bộ Tư pháp;

- Văn phòng Chính phủ (02 bản để đăng Công báo);

- Lưu: TANDTC, VKSNDTC, BCA, BQP, BTP.



Xem những bài viết liên quan:

Khởi tố theo yêu cầu của bị hại

Bộ luật tố tụng hình sự quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại, tức là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, còn không thì việc khởi tố này là tr&aa...


Tội làm giả con dấu, tài liệu bị xử lý TNHS thế nào?

Tội làm giả con dấu, tài liệu và Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả đều được quy định tại cùng một điều luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ kh&aacut...


LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Việc làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức rất tinh vi và khó phát hiện. Các giấy tờ thường được làm giả như: chứng chỉ, văn bằng, giấy khám sức khỏe, giấy tờ xe, … Theo đó, hành vi làm giả t&a...


TỘI MUA BÁN HÓA ĐƠN TRÁI PHÉP

1. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì? Điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ quy định về việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cụ thể như sau: "Điều 23. S...


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb