ĐÁNH GHEN – XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH HAY HÌNH SỰ?
Hiện nay, nhiều phụ nữ tham gia tổ chức đánh ghen, lột quần áo người khác giữa nơi công cộng rồi quay phim, tung lên mạng xã hội… Nếu bị phát hiện hoặc bị tố cáo thì hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Nhiều người nghĩ đánh người khác gây thương tích nghiêm trọng mới là vi phạm pháp luật. Nhưng thực ra, hành vi đánh ghen, lột quần áo người khác bêu riếu ngoài đường đã có thể bị xử lý hình sự, dù nạn nhân có bị đánh gây thương tích hay không.
Theo Điều 5 Nghị định 167 năm 2013 của Chính phủ thì mức xử phạt hành chính đối với hành vi trên là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Dù không hề gây thương tích cho nạn nhân nhưng hành vi lột quần áo của nạn nhân ở nơi công cộng, có nhiều người qua lại, chứng kiến thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 về tội làm nhục người khác.
Theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Còn theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015 (chưa áp dụng) thì người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Đối với hành vi đánh ghen gây thương tích thì: Căn cứ vào kết quả giám định, yêu cầu khởi tố của người bị hại, nếu hành vi đánh ghen gây thương tích rơi vào một trong các trường quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì có thể bị xử lý hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Cụ thể là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; hoặc dưới 11% nhưng dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ…
Khung hình phạt thấp nhất của tội danh này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.
Việc đánh ghen như thế không phải là biện pháp để gìn giữ hạnh phúc hay để dằn mặt “đối thủ” nhé các bạn.
Xem những bài viết liên quan:
Khởi tố theo yêu cầu của bị hại
Bộ luật tố tụng hình sự quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại, tức là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, còn không thì việc khởi tố này là tr&aa...
Tội làm giả con dấu, tài liệu bị xử lý TNHS thế nào?
Tội làm giả con dấu, tài liệu và Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả đều được quy định tại cùng một điều luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ kh&aacut...
LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Việc làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức rất tinh vi và khó phát hiện. Các giấy tờ thường được làm giả như: chứng chỉ, văn bằng, giấy khám sức khỏe, giấy tờ xe, … Theo đó, hành vi làm giả t&a...
TỘI MUA BÁN HÓA ĐƠN TRÁI PHÉP
1. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì? Điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ quy định về việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cụ thể như sau: "Điều 23. S...