ĐIỀU KIỆN KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ NĂM 2018
· Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
· Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
· Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Luật Du lịch 2017 đã có hiệu lực nhưng chưa có văn bản hướng dẫn về các điều kiện liên quan đến nghiệp vụ lữ hành, ký quỹ nên ngay khi có văn bản hướng dẫn sẽ được cập nhật trên hệ thống để Quý khách hàng tham khảo.
Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế: Hiện nay, Chính phủ chưa có quy định mới về mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế. Quy định kỹ quỹ lữ hành trước đây đang áp dụng như sau:
· Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam (Inbound): doanh nghiệp phải ký quỹ 250.000.000 đồng (Hai trăm năm mươi triệu đồng);
· Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam (Inbound) và kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài (Outbound): doanh nghiệp phải ký quỹ là 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng);
Lưu ý: Về việc thỏa thuận lãi suất tiền ký quỹ lữ hành
Theo quy định của Nghị định số 180/2013/NĐ-CP thì khi doanh nghiệp thực hiện ký quỹ tại ngân hàng, doanh nghiệp có quyền thỏa thuận mức lãi suất tiền ký quỹ với ngân hàng doanh nghiệp thực hiện ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế.
Theo như chúng tôi cập nhật hiện nay, các ngân hàng nhận ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế thường áp dụng thỏa thuận mức lãi suất theo năm với khoản ký quỹ này của doanh nghiệp. Các nhiều ngân hàng có nghiệp vụ ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế tương đối chuyên nghiệp hiện nay.
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong các trường hợp sau đây:
· Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản;
Đối với các trường hợp bị thu Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sau chỉ được nộp lại thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi có hiệu lực. Cụ thể là:
· Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định;
· Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định cụ thể các doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trước ngày 01/01/2018 chậm nhất đến ngày 31/12/2018 phải thực hiện thủ tục đổi Giấy phép lữ hành quốc tế theo quy định của Luật du lịch năm 2017;
Đối với các trường hợp bị thu Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sau chỉ được nộp lại thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi có hiệu lực. Cụ thể là:
· Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
· Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;
· Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
· Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ: Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
· Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: Khi có thông báo được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: doanh nghiệp thực hiện chuyển khoản cho Tổng Cục du lịch lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế là 3.000.000 đồng/giấy phép.
Luật sư Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài
Xem những bài viết liên quan:
LUẬT SƯ TƯ VẤN
Luật sư tư vấn là người sẽ cung cấp các thông tin về pháp luật, đưa ra những đánh giá và giải pháp cụ thể cho một vấn đề của hồ sơ, vụ việc. Dịch vụ pháp lý của Luật Sư Mệnh Vàng đảm bảo chắc chắn cho sự thà...
Một số điểm mới của Nghị định số 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Theo quy định của Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019, có 02 hình thức chào bán, phá...
Những thay đổi liên quan đến con dấu của doanh nghiệp từ năm 2021
1/ Công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới 02 hình thức bao gồm: - Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu; - Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về...
Thế chấp cổ phần để vay nợ ngân hàng được không?
Nhiều cổ đông không thể xác định được có thể thể chấp cổ phần để vay tiền hay không? Cổ đông có được thế chấp cổ phần? Để xác định cổ đông có được thế chấp cổ phần hay không cần xem xét 02 yếu tố sau:...