Daftar Slot Gacor 2023

Bandar slot 2023

bandar slot terpercaya

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot gacor

Situs Slot Pragmatic Gacor


TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRONG GIA ĐÌNH


Việc tranh chấp đất đai giữa các thành viên trong gia đình hiện nay ngày một nhiều và không có hồi dứt. Được xem là một trong những loại tài sản quý nhất của mỗi người, đất đai chẳng bao giờ mất giá trị theo thời gian mà ngày càng tăng khiến không ít người mải mê chạy theo lợi ích của bản thân, gây ra nhiều tranh chấp đất đai trong gia đình với chính anh chị em ruột của mình, làm cho tình thân bị vỡ vụn. Nhằm giúp cho mọi người có cái nhìn thiết thực về chuyện phân chia đất đai trong gia đình cũng như đưa mọi thứ vào khuôn khổ của pháp luật, nước ta đã ban hành nhiều quyết định liên quan đến pháp chế đất đai trong thời gian qua. Dưới đây là một số điểm cần nhớ trong tranh chấp đất đai trong gia đình mà Luật sư đã tổng hợp được, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho mọi người.

Cố gắng hòa giải khi có tranh chấp đất đai trong gia đình

Chuyện hệ lụy đến lợi ích của bản thân mình hẳn nhiên là điều không ai muốn, tuy nhiên, nếu tình hình qua căng thẳng sẽ gây ra nhiều mối bất hòa, ảnh hưởng không nhỏ đến tình thân trong gia đình. Vậy nên, trong quy định của mình, pháp luật đất đai của nước ta đã khuyến khích việc hòa giải khi có tranh chap xảy ra. Cụ thể:

  Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.

   Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.

Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn.

Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định về quản lý đất đai”.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 dưới đây;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 trên đây phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

 

Luật sư chuyên tư vấn đất đai. 



Xem những bài viết liên quan:

05 CĂN CỨ ĐỊNH GIÁ ĐẤT TỪ NGÀY 01/1/2015

Giá đất là cơ sở để tính tiền sử dụng đất, nên việc định giá đất như thế nào luôn được đông đảo bà con quan tâm. Căn cứ định giá đất cụ thể được quy định tại Điều 30 Nghị định 71/2024/NĐ-CP: 1, Việc định giá đ...


Cần tìm Công ty luật tại Đà Nẵng, cần thuê luật sư uy tín tại Đà Nẵng

Bạn cần tìm Công ty luật tại Đà Nẵng hay cần thuê luật sư uy tín tại Đà Nẵng, bạn hãy liên hệ theo địa chỉ dưới đây.   Luật sư tại Đà Nẵng: Liên hệ Công ty luật Sứ Mệnh Vàng tại Đà Nẵng, c&aacute...


GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP RANH GIỚI THỬA ĐẤT LIỀN KỀ

I. Quy định về việc xác định ranh giới bất động sản liền kề. Bộ luật dân sự 2015 quy định ranh giới giữa các bất động sản liền kề: -          Việc xác định ranh giới sẽ dựa trên thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ...


TRANH CHẤP RANH GIỚI ĐẤT ĐAI

Việc xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được quy định tại Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau: “1. Xác định ranh giới thửa đất 1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (l&...


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb