LUẬT SƯ LY HÔN ĐÀ NẴNG TƯ VẤN LUẬT: NHẬP KHẨU & CẮT KHẨU SAU LY HÔN
Hỏi:
Cho tôi hỏi là sau khi ly hôn thì người vợ đã nhập khẩu vào nhà chồng trước đó có bắt buộc phải cắt khẩu về nhà mẹ đẻ hay không? Hay có thể vẫn để chung khẩu với nhà chồng cũ.
Bùi Thị Hoàng Sâm (Nghĩa Hành, Quảng Ngãi)
Luật sư ly hôn Đà Nẵng trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Luật Cư trú 2005
2. Nhập khẩu và cắt khẩu sau khi ly hôn
Theo như thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng 2 bạn đã ly hôn nhưng bạn còn băn khoăn về việc nhập cắt khẩu nhà chồng sau khi ly hôn. Thông thường, sau Bản án ly hôn thì quan hệ hôn nhân mặc nhiên chấm dứt. Một trong những rắc rối dễ thấy là vấn đề cắt chuyển hộ khẩu của người không còn quyền lưu trú trong căn nhà của người đã từng là vợ, hoặc chồng mình.
Căn cứ theo Điều 27 Luật Cư trú năm 2006 quy định vấn đề tách sổ hộ khẩu như sau:
"1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này...”
Đối với trường hợp của bạn, do trước đây bạn nhập hộ khẩu vào nhà chồng, nên thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 25 Luật cư trú:
"1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sựthì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.
2. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.
3. Người không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.”
Vì vậy, để thực hiện được việc tách sổ hộ khẩu cần phải có "sự đồng ý bằng văn bản của chủ hộ”.
Chúc bạn may mắn!
Luật sư ly hôn Đà Nẵng
Xem những bài viết liên quan:
Cách tìm và lựa chọn dịch vụ Luật sư tại Đà Nẵng.
Hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm Luật sư Đà Nẵng, Văn Phòng Luật sư tại Đà Nẵng, Công ty luật tại Đà Nẵng để được hỗ trợ dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực: Hình sự, dân sự, h&agr...
Cách tìm và lựa chọn dịch vụ Luật sư tại Đà Nẵng.
Hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm Luật sư Đà Nẵng, Văn Phòng Luật sư tại Đà Nẵng, Công ty luật tại Đà Nẵng để được hỗ trợ dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực: Hình sự, dân sự, hành ch&...
Nghị quyết có phải là văn bản pháp luật hay không?
Nghị quyết được hiểu là những văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định nào đó. Vậy, Nghị quyết có p...
Ly hôn, một bên trốn tránh hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, bên còn lại than trời mặc dù đã có phán quyết của Tòa án. Thì phải làm sao?
Luật sư tư vấn: Pháp luật có những quy định chế tài dân sự, hành chính, hình sự đối với người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: Bộ luật Dân sự quy định: trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đ&oa...