LUẬT SƯ LY HÔN ĐÀ NẴNG TƯ VẤN LUẬT: Nhờ Toà án đứng đơn ly hôn được không?
Hỏi: Em người trong Nam, làm dâu ở Bắc Giang. Chồng và gia đình chồng liên tục bạo hành, doạ nạt, đánh đập em. Em muốn ly hôn. Em muốn bồng con ra ngoài ở vì không chịu nổi. Chồng em doạ giết nếu bế con đi. Vì gia đình em ở xa, thân cô thế cô, đi lại khó khăn, em có thể nhờ Toà án đứng đơn ly hôn cho em được không? Em muốn nuôi con, em rất nghèo. Em mong Luật sư tận tình tư vấn, giúp đỡ. Em xin cảm ơn Luật sư rất, rất nhiều.
Đỗ Trà Ly, tỉnh Bắc Giang
Luật sư Đà Nẵng trả lời:
Đỗ Trà Ly mến!
Tại Điều 24 Bộ Luật Dân sự năm 2005 (BLDS): “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Tại Điều 42 BLDS quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn”.
Theo các quy định nêu trên thì quyền ly hôn là quyền nhân thân của mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, có nghĩa là không được ủy quyền cho người khác giải quyết ly hôn thay cho mình. Do vậy, em muốn đơn phương ly hôn với chồng thì em phải tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền.
Thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn sẽ thuộc Tòa án nhân dân quận, huyện nơi chồng em cư trú. Em gửi đơn ly hôn cùng tài liệu để chứng minh cho Tòa biết tình trạng vợ chồng mình đủ căn cứ ly hôn: “Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn”.
Em không nên bỏ nhà ra đi hoặc bế con đi ở nơi khác trừ phi em quá bị bạo hành kể cả bạo hành về tình dục vì như thế sẽ gây bất lợi cho em khi phân xử tại Tòa án.
Em muốn nuôi giữ con thì phải chứng minh mình có đủ khả năng về tài chính, tình cảm…để nuôi dạy con tốt, ví dụ như em phải có việc làm thường xuyên, ổn định, có thu nhập…và ngược lại thì chồng em không có hoặc ít có khả năng đó hơn em. Chồng em có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Em có quyền yêu cầu Tòa giải quyết việc đó nếu không thỏa thuận được ai nuôi và mức cấp dưỡng.
Em nên thỏa thuận với chồng, thống nhất thuận tình yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, việc thỏa thuận này sẽ rút ngắn thời gian đồng nghĩa với việc em sẽ phải tham gia phiên tòa ít hơn, đỡ tốn chi phí đi lại từ Nam ra Bắc. Nếu thuận tình ly hôn thì em có thể làm đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Chúc em an lành, may mắn!
Luật sư Đà Nẵng chuyên ly hôn
Xem những bài viết liên quan:
Cách tìm và lựa chọn dịch vụ Luật sư tại Đà Nẵng.
Hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm Luật sư Đà Nẵng, Văn Phòng Luật sư tại Đà Nẵng, Công ty luật tại Đà Nẵng để được hỗ trợ dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực: Hình sự, dân sự, h&agr...
Cách tìm và lựa chọn dịch vụ Luật sư tại Đà Nẵng.
Hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm Luật sư Đà Nẵng, Văn Phòng Luật sư tại Đà Nẵng, Công ty luật tại Đà Nẵng để được hỗ trợ dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực: Hình sự, dân sự, hành ch&...
Nghị quyết có phải là văn bản pháp luật hay không?
Nghị quyết được hiểu là những văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định nào đó. Vậy, Nghị quyết có p...
Ly hôn, một bên trốn tránh hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, bên còn lại than trời mặc dù đã có phán quyết của Tòa án. Thì phải làm sao?
Luật sư tư vấn: Pháp luật có những quy định chế tài dân sự, hành chính, hình sự đối với người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: Bộ luật Dân sự quy định: trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đ&oa...