Thời hạn tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào?
Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà còn liên quan đến quyền, lợi ích của những người thân thích của họ. Hầu hết người dân ít có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng nên lúng túng, hoang mang vì không biết phải làm những gì hoặc không biết chắc chắn cá nhân, người thân hoặc các cơ quan có thẩm quyền đã làm đúng quy định hay không.
Thời hạn tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào?
Điều 118 BLTTHS 2015 quy định về thời hạn tạm giữ như sau:
- Thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày kể từ khi cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
- Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 3 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 3 ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được viện kiểm sát (VKS) cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Lưu ý: thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam. Và đặc biệt lưu ý, khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì VKS phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Điều 173 BLTTHS 2015 quy định về thời hạn tạm giam để điều tra như sau:
- Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm giam. Việc gia hạn tạm giam được quy định cụ thể:
• Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 1 tháng;
• Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 2 tháng;
• Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 3 tháng;
• Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 4 tháng.
Liên hệ hotline luật sư 0914.500518 để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể.
Xem những bài viết liên quan:
Thế nào là nhân thân xấu?
Mong Luật sư giải đáp: Thế nào là nhân thân xấu? Lưu Sơn Hà (Bình Định) Trả lời: Trong các văn bản pháp lý hiện nay chưa có văn bản nào giải thích cụm từ liên quan đến nhân t...
Những lưu ý đối với Người thân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...
Người thân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam có quyền gì?
Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...
Hậu quả pháp lý khi bị hại rút đơn yêu cầu
Hỏi: Tôi là bị hại trong vụ án hình sự nhưng rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án được xử lý như thế nào? Trân trọng cảm ơn Luật sư Nguyễn Văn Quảng! Hoàng Bình Ca (Dak Nông) Luật sư hình s...