Daftar Slot Gacor 2023

Bandar slot 2023

bandar slot terpercaya

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot gacor

Situs Slot Pragmatic Gacor


Người bị tạm giam, tạm giữ là gì? Các trường hợp bị tạm giữ, tạm giam?


Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà còn liên quan đến quyền, lợi ích của những người thân thích của họ. Hầu hết người dân ít có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng nên lúng túng, hoang mang vì không biết phải làm những gì hoặc không biết chắc chắn cá nhân, người thân hoặc các cơ quan có thẩm quyền đã làm đúng quy định hay không.

Người bị tạm giam, tạm giữ là gì? Các trường hợp bị tạm giữ, tạm giam?

Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của BLTTHS. Căn cứ Điều 117 BLTTHS 2015, tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của BLTTHS, bao gồm: bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ. Theo Điều 119 BLTTHS 2015, tạm giam có thể áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

- Đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

• Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

• Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

• Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

• Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

• Hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

- Đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 2 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã. Đồng thời, pháp luật cũng quy định không được tạm giam đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp: bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; tiếp tục phạm tội; có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

Liên hệ hotline luật sư 0914.500518 để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể.

Luật sư hình sự Đà Nẵng



Xem những bài viết liên quan:

Thế nào là nhân thân xấu?

Mong Luật sư giải đáp: Thế nào là nhân thân xấu? Lưu Sơn Hà (Bình Định) Trả  lời: Trong các văn bản pháp lý hiện nay chưa có văn bản nào giải thích cụm từ liên quan đến nhân t...


Những lưu ý đối với Người thân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam

Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...


Người thân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam có quyền gì?

Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...


Hậu quả pháp lý khi bị hại rút đơn yêu cầu

Hỏi: Tôi là bị hại trong vụ án hình sự nhưng rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án được xử lý như thế nào? Trân trọng cảm ơn Luật sư Nguyễn Văn Quảng! Hoàng Bình Ca (Dak Nông) Luật sư hình s...


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb