Khi nào ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?


Quyết định khởi tố vụ án hình sự là một trong những văn bản quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự.

1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự có nội dung gì?

Quyết định khởi tố vụ án hình sự là một trong các văn bản tố tụng khi có dấu hiệu tội phạm. Theo đó, khoản 1 Điều 154 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 nêu rõ Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự, gồm:

- Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

- Căn cứ ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

- Nội dung của Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

- Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự và đóng dấu.

2. Khi nào ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?

Tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu của tội phạm. Theo đó, việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên các căn cứ sau:

- Tố giác của cá nhân;

- Tin báo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, sách báo, ...);

- Kiến nghị khởi tố của cơ quan Nhà nước;

- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm.

Như vậy, khi nhận được tin báo, tố giác về tội phạm hoặc có dấu hiệu của hành vi phạm tội, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, xác minh để làm rõ. Trường hợp dấu hiệu tội phạm là thật, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án.

Theo Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

- Không có sự việc phạm tội;

- Hành vi không cấu thành tội phạm;

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Tội phạm đã được đại xá;

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

- Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Liên hệ hotline luật sư: 0914.500518

Luật sư hình sự



Xem những bài viết liên quan:

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có những quyền gì?

Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...


 Thời hạn tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào?

Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...


Người bị tạm giam, tạm giữ là gì? Các trường hợp bị tạm giữ, tạm giam?

Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...


Cho người khác vay nặng lãi có khởi kiện đòi lại tiền được không?

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 thì trong giao dịch dân sự, cho vay với lãi suất quá 100%/năm được xem là hành vi có dấu hiệu cho vay lãi nặng. Như vậy, dưới góc độ pháp luật thì lãi suất vượt q...


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb