Phòng vệ chính đáng là gì? Như thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?


Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hành vi phòng vệ phải xảy ra khi đang có hành vi tấn công, nếu chưa có hành vi tấn công hoặc có hành vi tấn công xong mới có hành vi chống trả lại thì những trường hợp này không được xem là phòng vệ chính đáng.

Nếu một người bị tấn công bởi một người khác hoặc một nhóm người và người đó chống trả lại hành vi tấn công này thì hành vi của người đó là chống trả kịp thời, không quá sớm cũng không quá muộn, vì hành vi tấn công đang diễn ra.

Như vậy, tại chi tiết này có thể sẽ được xác định là hành vi phòng vệ chính đáng.

Và để xác định hành vi của người này có vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng không cần dựa trên quy định của Bộ luật hình sự 2015:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.

3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.".

Tùy thuộc vào kết quả giám định thương tật và số người bị thương tật mà người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 điều 136 BLHS.

Trường hợp bị truy cứu theo quy định tại khoản 1 điều 136 BLHS thì việc khởi tố vụ án sẽ phụ thuộc theo yêu cầu của người bị hại. Nếu bị truy cứu theo khoản 2, 3 điều 136 Bộ luật hình sự thì cơ quan Cảnh sát điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án mà không phụ thuộc vào người bị hại có làm đơn yêu cầu khởi tố hay làm đơn xin bãi nại hay không.

Việc bồi thường dân sự, khắc phục hậu quả cho người bị thiệt hại cũng sẽ được tính đến như các chi phí cần thiết cho việc khám chữa bệnh, thu nhập thực tế bị mất, mức độ lỗi của mỗi bên...

Liên hệ hotline: 0914.500518 để được tư vấn/ bào chữa bảo vệ.

Luật sư hình sự Đà Nẵng



Xem những bài viết liên quan:

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có những quyền gì?

Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...


 Thời hạn tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào?

Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...


Người bị tạm giam, tạm giữ là gì? Các trường hợp bị tạm giữ, tạm giam?

Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...


Cho người khác vay nặng lãi có khởi kiện đòi lại tiền được không?

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 thì trong giao dịch dân sự, cho vay với lãi suất quá 100%/năm được xem là hành vi có dấu hiệu cho vay lãi nặng. Như vậy, dưới góc độ pháp luật thì lãi suất vượt q...


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb