Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và yêu cầu bồi thường
Hiện nay, người dùng Mạng xã hội rất phổ biến. Bí mật về đời tư, danh dự, nhân phẩm có thể bị bêu riếu tràn lan trên mạng xã hội. Bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín trên mạng xã hội, làm thế nào để bảo vệ danh dự nhân phẩm của bản thân?
Luật sư tư vấn:
Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ…
Nếu danh dự, nhân phẩm của mình bị xúc phạm nghiêm trọng, bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quền nơi người có hành vi có dấu hiệu tội phạm cư trú truy cứu trách nhiệm hình sự người đó về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
…
Đánh giá mức độ nghiêm trọng: phụ thuộc vào thái độ, nhận thức, mục đích của người phạm tội (mong muốn làm nhục người khác) cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; môi trường diễn ra hành vi xúc phạm, sự tác động cụ thể đối với người bị hại (bị ảnh hưởng về tâm lý) …
* Đối với người phạm tội
Người phạm tội phải là người có hành vi được thể hiện bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, lột quần áo giữa đám đông người, thoả mãn thú vui của xác thịt v.v...nhưng chưa tới mức cấu thành tội phạm các tội như Hiếp dâm, cưỡng dâm và không thuộc trường hợp dâm ô với trẻ em, mà là xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.
Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực như: bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế đe doạ buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình, nhưng tất cả các hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác.
* Về phía người bị hại
Là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự. Việc xác định như thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng cũng là một vấn đề khá phức tạp, bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau, nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục, nhưng có người lại thấy bình thường, không thấy bị nhục. Những chuẩn mực này, nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác được mà phải kết hợp với các yếu tố như: trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình v.v... Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.
Bên cạnh đó, Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
+) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
Như vậy, khi bạn chứng minh được thiệt hại về danh dự, nhân phẩm và uy tín của mình thì bạn có thể yêu cầu người gây thiệt hại cho mình bồi thường. Mức bồi thường do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm bồi thường.
Liên hệ hotline: 0914.500518 để được tư vấn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
Luật sư hình sự
Xem những bài viết liên quan:
Thế nào là nhân thân xấu?
Mong Luật sư giải đáp: Thế nào là nhân thân xấu? Lưu Sơn Hà (Bình Định) Trả lời: Trong các văn bản pháp lý hiện nay chưa có văn bản nào giải thích cụm từ liên quan đến nhân t...
Những lưu ý đối với Người thân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...
Người thân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam có quyền gì?
Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...
Hậu quả pháp lý khi bị hại rút đơn yêu cầu
Hỏi: Tôi là bị hại trong vụ án hình sự nhưng rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án được xử lý như thế nào? Trân trọng cảm ơn Luật sư Nguyễn Văn Quảng! Hoàng Bình Ca (Dak Nông) Luật sư hình s...