ĐẦU THÚ KHÁC TỰ THÚ?


"Đầu thú" là biết mình phạm tội không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện.

Căn cứ hướng dẫn tại Công văn số 81 ngày 10-6-2002 của TAND Tối cao về phân biệt việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp "tự thú" và trong trường hợp "đầu thú".

Theo đó, "Tự thú" là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện.  

Còn "Đầu thú" là có người đã biết mình phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Cũng theo hướng dẫn của TAND Tối cao thì có hai trường hợp để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội:

- Nếu người phạm tội tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ "tự thú" quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.

- Nếu có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.

Cũng cần chú ý là, trong trường hợp này, nếu người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999.  



Xem những bài viết liên quan:

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có những quyền gì?

Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...


 Thời hạn tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào?

Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...


Người bị tạm giam, tạm giữ là gì? Các trường hợp bị tạm giữ, tạm giam?

Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...


Cho người khác vay nặng lãi có khởi kiện đòi lại tiền được không?

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 thì trong giao dịch dân sự, cho vay với lãi suất quá 100%/năm được xem là hành vi có dấu hiệu cho vay lãi nặng. Như vậy, dưới góc độ pháp luật thì lãi suất vượt q...


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb