XỬ PHẠT VI PHẠM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Hỏi:Hiện nay có một số loại thực phẩm bị phát hiện sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm và ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng. Xin Luật sư cho biết: Quy định pháp luật về hình thức xử phạt vi phạm đối với các hành vi này như thế nào?
Nguyên Hà
(Sóc Trăng)
Trả lời: Điều 6 của Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, thì mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới hạn cho phép.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại.
- Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 6 điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 6 điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
- Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 2 tháng đến 3 tháng đối với hành vi quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 điều này;
- Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 điều này. 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 điều này.
Luật sư Đà Nẵng tư vấn.
Xem những bài viết liên quan:
LUẬT SƯ ĐÀ NẴNG
Luật sư Nguyễn Văn Quảng Đà Nẵng: Liên hệ Luật Sư Mệnh Vàng, Đà Nẵng. Các Luật sư giỏi, uy tín của Luật Sư Mệnh Vàng ở Đà Nẵng sẽ hỗ trợ tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bạn tại thành phố...
Vay ngân hàng bằng thế chấp cổ phần được không?
Câu hỏi: Công ty cổ phần chúng tôi đang muốn tiếp cận một khoản vay của một tổ chức tín dụng khác ở nước ngoài. Công ty không có tài sản cố định để thế chấp. Xin hỏi Luật sư chúng tôi có thể thế chấp cổ phần...
LUẬT SƯ ĐÀ NẴNG TƯ VẤN: CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN CỦA PHÁP NHÂN
Kính thưa Luật sư, Công ty luật Sứ Mệnh Vàng. Công ty em thành lập từ năm 2007 đến nay với 7 cổ đông sáng lập là các pháp nhân (công ty). Nay có 03 công ty muốn chuyển nhượng cổ phần của mình cho c&...
GÓP VỐN BẰNG TIỀN MẶT HAY CHUYỂN KHOẢN?
Kế toán Công ty CP phần mềm truyền thông quốc tế hỏi: Công ty em đang có vốn điều lệ là 500 triệu giờ muốn nâng vốn điều lệ lên thành 10 tỷ có cần phải nộp 10 tỷ vào tài khoản ngân hàng không ạ?&rd...