Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có những quyền gì?


Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà còn liên quan đến quyền, lợi ích của những người thân thích của họ.

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có những quyền gì?

Mặc dù bị hạn chế về quyền, song người bị tạm giữ, người bị tạm giam vẫn được đảm bảo các quyền công dân trong khuôn khổ quy định pháp luật. Theo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và BLTTHS 2015, khi bị tạm giữ, tạm giam, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau:

• Được biết lý do vì sao mình bị tạm giữ, tạm giam, nhận quyết định tạm giữ tạm giam, quyết định phê chuẩn gia hạn tạm giữ;

• Trình bày lời khai không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hay nhận mình có tội;

• Được tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa;

• Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;

• Được thực hiện quyền bầu cử, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân;

• Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;

• Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

• Được nhận quà của thân nhân gửi;

• Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;

• Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;

• Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;

• Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;

• Được bồi thường thiệt hại nếu bị giam, giữ trái pháp luật;

• Được hưởng các quyền khác của công dân, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.

Đồng thời, người bị tạm giữ, người bị tạm giam sẽ bị hạn chế một số quyền khi bị tạm giữ, bị tạm giam, theo quy định tại điều 19 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Nếu trong trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án.

Liên hệ hotline luật sư 0914.500518 để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể.

Luật sư hình sự Đà Nẵng



Xem những bài viết liên quan:

Những lưu ý đối với Người thân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam

Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...


Người thân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam có quyền gì?

Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...


Hậu quả pháp lý khi bị hại rút đơn yêu cầu

Hỏi: Tôi là bị hại trong vụ án hình sự nhưng rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án được xử lý như thế nào? Trân trọng cảm ơn Luật sư Nguyễn Văn Quảng! Hoàng Bình Ca (Dak Nông) Luật sư hình s...


Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có những quyền gì?

Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam không chỉ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ, người bị tạm giam m&agr...


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb