Chủ tich UBND thành phố can thiệp sai quy định vào quá trình thi hành án thì giải quyết ra sao?
Câu hỏi:
Chi cục thi hành án dân sự thành phố B tỉnh H tổ chức thi hành án phần án phí trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án nhân dân thành phố B liên quan đến việc kiện của người dân ở xã C, thành phố B khởi kiện Quyết định thu hồi đất của UBND thành phố B. Quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự thành phố B đã xác minh điều kiện thi hành án, xác định được người phải thi hành án được nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng theo quyết định của UBND thành phố B. Số tiền này đang do Ban quản lý dự án thành phố B đang giữ và gửi vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước thành phố B.
Căn cứ vào Điều 81 Luật thi hành án dân sự, Chấp hành viên đã ban hành các quyết định khấu trừ thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ để thu tiền án phí cho nhà nước. Quá trình tổ chức thi hành án, Chi cục thi hành án dân sự thành phố B đã nhiều lần trao đổi trực tiếp với Ban quản lý dự án thành phố về việc thực hiện quyết định khấu trừ tiền bồi thường hỗ trợ cho các hộ gia đình theo quyết định của UBND thành phố B để thi hành các bản án trên, đến nay đơn vị vẫn chưa nhận được tiền khấu trừ từ Ban quản lý dự án thành phố B để thi hành dứt điểm đối với các bản án hành chính trên. Đồng thời đã báo cáo Chủ tịch UBND thành phố B để chỉ đạo, tuy nhiên tại cuộc họp Chủ tịch UBND thành phố B kết luận chưa đồng ý cho BQL dự án chuyển tiền mà yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự nghiên cứu các quy định có liên quan để thực hiện thi hành phần án phí. Qua xác minh điều kiện thi hành án thì hầu hết người phải thi hành án đều có tài sản là nhà, đất tuy nhiên không thể kê biên được vì giá trị tài sản quá lớn và chi phí cưỡng chế lớn hơn rất nhiều số tiền phải thi hành án. Đề nghị hướng dẫn việc giải quyết vụ việc này?
Giải đáp:
Trường hợp trên cần căn cứ Điều 81 Luật THADS năm 2014; khoản 1, Điều 23 Nghị định 62/2015 của Chính phủ để thực hiện. Cụ thể: Khi có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án.
Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao nộp số tiền, tài sản đó thì bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án theo qui định tại khoản 3 Điều 71 Luật THADS và Điều 23 Nghị định 62. Trường hợp Chủ tịch UBND thành phố B can thiệp không đúng qui định thì VKS thành phố B thực hiện kiến nghị với UBND thành phố B hoặc báo cáo VKS tỉnh thực hiện quyền kiến nghị đối với Chủ tịch UBND (thành phố hoặc tỉnh).
Xem những bài viết liên quan:
Xin Luật sư giải đáp thắc mắc của tôi về chi phí cưỡng chế thi hành án. Ai là người chịu? Người phải thi hành án hay người được thi hành án?
Hỏi: Xin Luật sư giải đáp thắc mắc của tôi về chi phí cưỡng chế thi hành án. Ai là người chịu? Người phải thi hành án hay người được thi hành án? Lê Xuân Tình (Đăk Nông) Luật sư Dân sự trả lờ...
Ai nộp Phí thi hành án dân sự? mức nộp như thế nào?
Tại khoản 7 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự) quy định về trách nhiệm nộp phí thi hành án dân sự như sau: “Phí thi hành án là kho...
MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH, PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Như chúng ta đã biết, để thực hiện được việc áp dụng biện pháp bảo đảm, thực hiện kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án thì việc xác định, phân chia phần quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người phải thi hà...
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
I, Mục Lục Khái niệm thi hành án dân sự Ý nghĩa và vai trò của thi hành án dân sự Thông tin liên hệ của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hòa Vang Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thi...