Daftar Slot Gacor 2023

Bandar slot 2023

bandar slot terpercaya

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot gacor

Situs Slot Pragmatic Gacor


THỦ TỤC CẤP GIẤY XÁC NHẬN CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM Ở TRONG NƯỚC


Hiện nay, có tình trạng rất nhiều bà con kiều bào ở nước ngoài không xác định được mình có quốc tịch Việt Nam hay không? Như thế ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của mình mà lẽ ra mỗi công dân có quốc tịch Việt Nam có quyền được hưởng.

I, Căn cứ pháp lý:

1. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.

2. Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.

3. Thông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành hướng, hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu số quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch.

II, Thời hạn giải quyết:

1. Đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam: 20 ngày làm việc (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền), trong đó:

- Thời gian giải quyết tại Sở Tư pháp: 05 ngày;

- Thời gian giải quyết tại Bộ Tư pháp: 15 ngày;

2. Đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam: 55 ngày làm việc (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền), trong đó:

- Thời gian giải quyết tại Sở Tư pháp: 05 ngày;

- Thời gian giải quyết tại Bộ Tư pháp, Công an thành phố: 50 ngày.

III, Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân hoàn thiện hồ sơ, nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp, do người đứng đơn nộp.

Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung cụ thể một lần.

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận thụ lýhồ sơ, ghi vào Sổ thụ lý và cấp Phiếu thụ lý hồ sơ (theo mẫu quy định) cho người nộp hồ sơ (trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì người thụ lý hồ sơ gửi Phiếu thụ lý cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính), chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn ngay trong ngày để giải quyết theo quy định.

Bước 3: 

- Trường hợp 1: Có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam.

Sở Tư pháp nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, trực tiếp tra cứu hoặc đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam của người yêu cầu cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam. Trường hợp nếu có nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam thì Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan cấp giấy tờ đó xác minh.

- Trường hợp 2: Không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam nhưng có giấy tờ làm cơ sở để xác định có quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2, Điều 28 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP.
Nếu hồ sơ không có các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ; chủ động tra cứu hoặc đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch của người yêu cầu cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam. Đồng thời Sở Tư pháp có văn bản đề nghị cơ quan công an cùng cấp xác minh nhân thân của người có yêu cầu.

Bước 4: Trả kết quả cho công dân

Sau khi nhận được kết quả tra cứu quốc tịch (và các văn bản xác minh trường hợp hồ sơ không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc văn bản xác minh đối với các giấy tờ có yêu cầu xác thực), nếu có đủ căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam và người đó không có tên trong danh sách được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Sở Tư phápghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; người đứng đầu ký và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam cho người có yêu cầu.
Trường hợp nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam thì Sở Tư pháp trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

IV, Thành phần hồ sơ:

* Trường hợp 1: Đối với trường hợp có giấy tờ chứng minh quốc tịch:

- Tờ khai đề nghị cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu) kèm 02 ảnh 04cm x 06cm chụp chưa quá 06 tháng;

- Bản sao giấy tờ về nhân thân như: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Bản sao giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả Giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nhưng trên đó ghi họ tên Việt Nam của người yêu cầu và cha, mẹ của người đó.


* Trường hợp 2: Đối với trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch:
- Tờ khai đề nghị cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu) kèm 02 ảnh 04cm x 06cm chụp chưa quá 06 tháng;

- Bản sao giấy tờ về nhân thân như: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Bản khai lý lịch kèm theo một trong các giấy tờ để làm cơ sở xác minh quốc tịch Việt Nam, gồm: Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2009, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch, công dân Việt Nam; Giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 hoặc giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch, công dân Việt Nam.

* Lưu ý: Đối với trường hợp pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao thì người yêu cầu có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc. Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính để đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu.

Trường hợp người yêu cầu nộp hồ sơ qua đường bưu chính thì bản sao giấy tờ phải được chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc; Đơn, Tờ khai, Bản khai lý lịch phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.

V, Kết quả thực hiện: Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Liên hệ hotline luật sư 0914.500518 để được hỗ trợ.

Luật sư Dân sự



Xem những bài viết liên quan:

THỦ TỤC CẤP GIẤY XÁC NHẬN LÀ NGƯỜI GỐC VIỆT NAM

Căn cứ pháp lý: Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008; Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008; Thông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08...


THỦ TỤC CẤP GIẤY XÁC NHẬN CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM Ở TRONG NƯỚC

Hiện nay, có tình trạng rất nhiều bà con kiều bào ở nước ngoài không xác định được mình có quốc tịch Việt Nam hay không? Như thế ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của mình mà lẽ ra mỗi công dân có quốc...


Tài sản của người bị tuyên bố là đã chết xử lý thế nào?

Một người bị tuyên bố là đã chết sẽ phát sinh hậu quả pháp lý gì về nhân thân và tài sản? Người bị tuyên bố đã chết trong trường hợp nào? Theo Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015, một người bị To&a...


THỦ TỤC TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI ĐÃ CHẾT

Khi một người mất tích đã quá lâu thì người thân sẽ tuyên bố người đó đã chết. Điều kiện và thủ tục tuyên bố một người đã chết thực hiện thế nào? 1. Điều kiện tuyên bố một người đã chết Kh&ocirc...


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb