Daftar Slot Gacor 2023

Bandar slot 2023

bandar slot terpercaya

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot gacor

Situs Slot Pragmatic Gacor


TÒA ÁN ĐANG PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG KHI LY HÔN THÌ VỢ/ CHỒNG CHẾT


Do mâu thuẫn gay gắt, hai vợ chồng quyết định đưa nhau ra Tòa ly hôn. Tòa sơ thẩm đã giải quyết cho ly hôn và phân chia tài sản chung. Tuy nhiên, không đồng ý với cách giải quyết của tòa sơ thẩm nên hai bên đã kháng cáo lên cấp phúc thẩm. Lúc tòa phúc thẩm chuẩn bị mở phiên xét xử thì một bên vợ hoặc chồng chết. Vậy, phần tài sản của chồng/ vợ để lại, người còn lại có được hưởng thừa kế không? 

 Theo điều 655 BLDS quy định: Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác thì có ba trường hợp xảy ra. 

Trường hợp thứ nhất: vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 

Trường hợp thứ hai: vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 

Trường hợp thứ ba: người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản. 

 Tham chiếu điều luật viện dẫn trên, do bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và đang trong tố tụng kháng cáo, chưa xét xử phúc thẩm nên người còn lại vẫn được hưởng thừa kế di sản của người đã chết.

 

Quy định pháp luật dân sự về hàng thừa kế như sau: 

 Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 

 Liên hệ Luật sư thừa kế 0914.500518 để được tư vấn cụ thể hơn.

 Luật sư thừa kế

 

 

 



Xem những bài viết liên quan:

ĐẤT CHƯA CÓ SỔ ĐỎ CÓ ĐƯỢC CHIA THỪA KẾ KHÔNG?

Hỏi: Gia đình tôi rất nghèo, có 05 anh em. Bố mẹ tôi mất từ những năm 2000, không để lại gì ngoài mãnh vườn 3 sào đất cùng một ngôi nhà đơn sơ trên mãnh đất đó cũng chưa được cấp sổ đỏ. Xin Luậ...


ĐẤT CHƯA CÓ SỔ ĐỎ CÓ ĐƯỢC CHIA THỪA KẾ KHÔNG?

Hỏi: Gia đình tôi rất nghèo, có 05 anh em. Bố mẹ tôi mất từ những năm 2000, không để lại gì ngoài mãnh vườn 3 sào đất cùng một ngôi nhà đơn sơ trên mãnh đất đó cũng chưa được cấp sổ đỏ. Xin Luậ...


ĐẤT CHƯA CÓ SỔ ĐỎ CÓ ĐƯỢC CHIA THỪA KẾ KHÔNG?

Hỏi: Gia đình tôi rất nghèo, có 05 anh em. Bố mẹ tôi mất từ những năm 2000, không để lại gì ngoài mãnh vườn 3 sào đất cùng một ngôi nhà đơn sơ trên mãnh đất đó cũng chưa được cấp sổ đỏ. Xin Luậ...


Khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Hỏi: Cô em muốn để lại bất động sản cho em. Hiện em đang cư trú ở Mỹ. Luật sư cho hỏi việc khai nhận di sản thừa kế có thể tiến hành tại Lãnh sự quán VN ở Mỹ hay không. Cô em vẫn còn sống. Trân trọng cảm ơn Luật sư! John Nguyen...


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb