Daftar Slot Gacor 2023

Bandar slot 2023

bandar slot terpercaya

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot gacor

Situs Slot Pragmatic Gacor


ĐIỀU KIỆN & THỦ TỤC ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP


Trợ cấp thất nghiệp:

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 127/2008/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 100/2012/NĐ-CP), người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

“1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

2. Đã đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này”.

Như vậy, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn phải thuộc trường hợp đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc tại công ty. Ngoài ra, bạn cần phải đăng ký thất nghiệp tại cơ quan lao động trong thời hạn 3 tháng sau khi chấm dứt HĐLĐ (Khoản 1 Điều 34 Nghị định 127/2008/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 100/2012/NĐ-CP).

Mức hưởng và thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 2006. Cụ thể:

“1. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:

a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

Xác nhận sổ BHXH và hồ sơ để hưởng BHXH, BHTN

Điều 47 Khoản 3 BLLĐ 2012 quy định:

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

Điều 18 Khoản 1 Điểm c Luật BHXH 2006 quy định:

“c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc”

Để trả sổ BHXH cho người lao động thì công ty phải làm thủ tục chốt sổ BHXH với cơ quan bảo hiểm xã hội. Căn cứ Điều 36 Khoản 3 Quyết định 1111/QĐ-BHXH, thời gian xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN được quy định như sau:

“3. Xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN:

3.1. Xác nhận thời gian đóng BHXH để bảo lưu, giải quyết các chế độ BHXH:

3.1.1. Xác nhận thời gian đóng BHXH để giải quyết hưu trí: Không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

3.1.2. Các trường hợp còn lại: Không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

3.2. Xác nhận thời gian đóng BHTN để giải quyết trợ cấp thất nghiệp: Không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định”.

Như vậy, để sớm nhận được sổ BHXH, bạn cần kiến nghị với Công ty sớm làm thủ tục xác nhận sổ BHXH theo quy định.

Hồ sơ để hưởng BHXH và BHTN

Đối với hồ sơ hưởng BHTN, Điều 37 Nghị định 127/2008/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 100/2012/NĐ-CP) quy định:

“1. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

2. Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Người lao động khi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải xuất trình Sổ bảo hiểm xã hội hoặc bản xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp.”

Đối với hồ sơ hưởng BHXH được quy định cụ thể tại Điều 120 Luật BHXH 2006.

Về hưởng bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo khoản 2 Điều 85 của Luật Bảo hiểm xã hội thì tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng bảo hiểm y tế. Tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, nếu bạn đủ điều kiện để hưởng BHTN và được hưởng BHTN (sau khi hoàn thành hồ sơ, thủ tục hưởng BHTN) thì bạn được Cơ quan BHXH đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.



Xem những bài viết liên quan:

Thủ tục cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài mới nhất 2024

Thủ tục cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài năm 2023 vừa mới được điều chỉnh bổ sung theo quy định mới: Nghị định 70/2023/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP), có hiệu lực từ ngày 18/9/2023. Nhà quản l&...


TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Kinh tế phát triển, các quan hệ lao động cũng phát triển theo và vì thế tranh chấp lao động rất dễ xãy ra, vì lợi ích của các bên trong quan hệ lao động là đối lập. Tranh chấp lao động được thể hiện dưới dạng tranh chấp...


Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thông thường khi phát sinh quan hệ lao động từ đủ 01 tháng trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo và thực hiện các thủ tục để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Chế độ bảo hiểm x&...


TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT VÀ TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

1. Khái niệm -Trách nhiệm kỷ luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng đối với những người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động bằng cách bắt họ chịu một trong các hìn...


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb