ĐỔI HỌ TÊN CHO CON SAU LY HÔN?
Vợ chồng sau khi ly hôn, do phát sinh quá nhiều mâu thuẫn, căng thẳng và “tức khí” nhau nên nhiều ông bố hoặc bà mẹ khi được Toà tuyên cho giữ con liền muốn thay đổi họ, tên của con theo họ của mình. Liệu như vậy có được chấp nhận không và họ phải làm gì để được công nhận việc thay đổi họ tên cho con đó?
Theo quy định tại điểm 1 khoản a Điều 27: Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại và các điểm khác của Điều 27 và Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp: Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại; thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính; các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Tuy nhiên, do con cái được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, có quan hệ cha, mẹ - con đẻ và được pháp luật công nhận, bảo hộ. Vì vậy, Tòa án khi xử ly hôn, Toà không được tước quyền làm cha làm mẹ đối với cháu bé. Do đó, việc yêu cầu đổi họ tên cho con theo yêu cầu của một bên là vợ hoặc chồng thì phải được sự đồng ý của bên còn lại.
Như vậy, chỉ sau khi có được sự đồng ý của chồng hoặc vợ thì mới có quyền đổi họ cho con. Có được sự đồng ý bằng văn bản, cần chuẩn bị hồ sơ: Tờ khai (theo mẫu), bản chính giấy khai sinh của con, các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…) rồi nộp tại UBND cấp xã/phường (nơi đã đăng ký khai sinh trước đây) để giải quyết việc thay đổi họ, tên cho con.
Xem những bài viết liên quan:
THỦ TỤC CẤP GIẤY XÁC NHẬN LÀ NGƯỜI GỐC VIỆT NAM
Căn cứ pháp lý: Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008; Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008; Thông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08...
THỦ TỤC CẤP GIẤY XÁC NHẬN CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM Ở TRONG NƯỚC
Hiện nay, có tình trạng rất nhiều bà con kiều bào ở nước ngoài không xác định được mình có quốc tịch Việt Nam hay không? Như thế ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của mình mà lẽ ra mỗi công dân có quốc...
Tài sản của người bị tuyên bố là đã chết xử lý thế nào?
Một người bị tuyên bố là đã chết sẽ phát sinh hậu quả pháp lý gì về nhân thân và tài sản? Người bị tuyên bố đã chết trong trường hợp nào? Theo Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015, một người bị To&a...
THỦ TỤC TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI ĐÃ CHẾT
Khi một người mất tích đã quá lâu thì người thân sẽ tuyên bố người đó đã chết. Điều kiện và thủ tục tuyên bố một người đã chết thực hiện thế nào? 1. Điều kiện tuyên bố một người đã chết Khô...