Daftar Slot Gacor 2023

Bandar slot 2023

bandar slot terpercaya

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot 2023

bandar slot gacor

Situs Slot Pragmatic Gacor


Luật sư chuyên ly hôn tư vấn: QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN


Tài sản và Con cái là những tranh chấp rất quyết liệt trong các vụ án ly hôn. Sau khi ly hôn, ai là người có quyền nuôi con; nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của người không trực tiếp nuôi con được thực hiện như thế nào là vấn đề thường khó thống nhất khi vợ chồng ly hôn. Luật sư chuyên về ly hôn tổng hợp cho quý khách hàng những quy định liên quan đến quyền nuôi con sau ly hôn như sau:

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn (Điều 81)

·         Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

·         Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

·         Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 82)

·         Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

·         Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

·         Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Lưu ý: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 83)

1.     Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2.     Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 84)

1.     Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2.     Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

3.     a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

4.     b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

5.     Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

6.     Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

7.     Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

8.     a) Người thân thích;

9.     b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

10.   c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

11.   d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên (Điều 85)

Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

–  Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Phá tán tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

–  Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

1.     Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

2.     Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:

3.     a) Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;

4.     b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;

5.     c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

6.     Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Luật sư chuyên về ly hôn sẵn sàng giải đáp, tư vấn cho Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hoặc có câu hỏi liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình.

 Vui lòng liên hệ Công ty Luật Sứ Mệnh Vàng, 0914500518 để được luật sư tư vấn cụ thể nhất.

Luật sư chuyên ly hôn

 



Xem những bài viết liên quan:

Phản tố trong vụ án ly hôn

Phản tố trong vụ án ly hôn  Vụ án ly hôn cũng là vụ án được giải quyết theo tố tụng dân sự. Tuy nhiên, vụ án ly hôn có những đặc trưng, khác biệt so với vụ án dân sự thông thường. Quan hệ phản t...


Lý do khiến bạn cần thuê luật sư tư vấn ly hôn

1. Luật sư hỗ trợ chuẩn bị các loại giấy tờ đầy đủ và chính xác Giấy tờ và hồ sơ để hoàn tất thủ tục ly hôn khá phức tạp. Luật sư chuyên về ly hôn là những người am hiểu chuyên sâu về pháp luật trong lĩnh...


Giải quyết ly hôn trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng mất tích

Thủ tục giải quyết ly hôn trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng mất tích Ly hôn trong trường hợp một bên mất tích được hiểu như thế nào? Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: Ly hôn là...


THỦ TỤC LY HÔN

Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ ly hôn: Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi bị đơn cư trú. Hình thức nộp hồ sơ ly hôn: Người khởi kiện gửi hồ sơ ly hôn kèm theo tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền bằ...


<
Thiết kế web Đà Nẵng ChipChipWeb