LY HÔN CON TRÊN 3 TUỔI AI ĐƯỢC QUYỀN NUÔI?
Tòa án sẽ giải quyết như thế nào vấn đề giành quyền trực tiếp nuôi con trong trường hợp con trên 3 tuổi?
Quy định pháp luật về quyền nuôi con trên 3 tuổi
Thông thường, ly hôn và tranh chấp là hai vấn đề xảy ra cùng một lúc. Bên cạnh việc tranh chấp tài sản thì việc giành quyền trực tiếp nuôi con là vấn đề khó phân giải hơn cả. Theo quy định pháp luật, nếu con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con thuộc về mẹ nếu như không có thỏa thuận nào khác.
Còn đối với con trên 36 tháng tuổi thì sẽ giải quyết thế nào?
Theo Luật Hôn nhân gia đình và những Nghị định liên quan quy định chi tiết về vấn đề này nếu hai bên không thỏa thuận hoặc đã có thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng cho vợ và con thì Tòa án sẽ là người ra quyết định giao quyền trực tiếp nuôi con cho người đảm bảo được tốt nhất quyền và lợi ích về mọi mặt của trẻ.
Thủ tục giành quyền nuôi con trên 3 tuổi
Cha và mẹ đều có quyền bình đẳng trong việc giành quyền nuôi con nếu con trên 3 tuổi. Tòa án dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con trên 7 tuổi, Tòa án còn xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai.
Nhưng đó không phải là căn cứ duy nhất để Tòa án ra quyết định vì Tòa án còn phải xem xét điều kiện vật chất, tinh thần và môi trường sống của hai bên để xem ai có thể mang lại cuộc sống tốt đẹp và sự phát triển lành mạnh cho trẻ.
Cụ thể, cha hoặc mẹ phải đảm bảo các yếu tố sau: gia cảnh, thu nhập, điều kiện kinh tế, thời gian chăm sóc và dạy dỗ con, tình cảm dành cho con, điều kiện về học tập và vui chơi giải trí,… Bên cạnh đó, cha hoặc mẹ phải chứng minh người còn lại không đủ khả năng đáp ứng những điều kiện tốt nhất cho con và mình vượt trội hơn hẳn. Bên nào đưa ra được bằng chứng thuyết phục hơn thì sẽ được trao quyền trực tiếp nuôi con.
Nếu như sau khi Tòa án quyết định nhưng cha hoặc mẹ cảm thấy quyết định ấy không thỏa mãn thì có thể khởi kiện theo Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn cùng với yêu cầu giành quyền nuôi con trên 3 tuổi tại Tòa án nơi người hiện đang trực tiếp nuôi con sinh sống, làm việc.
Bước 2: Sau khi nhận đơn, Tòa án sẽ ra thông báo tạm ứng án phí.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án sẽ thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết và ra bản án hoặc quyết định cho hai bên.
Như vậy, ly hôn giành quyền nuôi con là một vụ án đặc thù vì tính chất khá phức tạp của nó. Vì thế, cha mẹ phải tìm hiểu kỹ càng cũng như tìm kiếm những bằng chứng chứng minh khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của mình tốt hơn người còn lại nhưng thực sự không dễ dàng chút nào nếu không có sự hỗ trợ về mặt pháp lý.
Xem những bài viết liên quan:
Phản tố trong vụ án ly hôn
Phản tố trong vụ án ly hôn Vụ án ly hôn cũng là vụ án được giải quyết theo tố tụng dân sự. Tuy nhiên, vụ án ly hôn có những đặc trưng, khác biệt so với vụ án dân sự thông thường. Quan hệ phản t...
Lý do khiến bạn cần thuê luật sư tư vấn ly hôn
1. Luật sư hỗ trợ chuẩn bị các loại giấy tờ đầy đủ và chính xác Giấy tờ và hồ sơ để hoàn tất thủ tục ly hôn khá phức tạp. Luật sư chuyên về ly hôn là những người am hiểu chuyên sâu về pháp luật trong lĩnh...
Giải quyết ly hôn trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng mất tích
Thủ tục giải quyết ly hôn trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng mất tích Ly hôn trong trường hợp một bên mất tích được hiểu như thế nào? Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: Ly hôn là...
THỦ TỤC LY HÔN
Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ ly hôn: Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi bị đơn cư trú. Hình thức nộp hồ sơ ly hôn: Người khởi kiện gửi hồ sơ ly hôn kèm theo tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền bằ...